Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

NA

ĐỀ BÀI

Câu 1: So sánh và phân tích vẻ đẹp tu từ của hai bài ca dao sau:

- Trời mưa ướt bụi, ướt bờ

Ướt cây, ướt cối, ai ngờ ướt em!

- Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Câu 2: Xác định các từ đồng nghĩa, trái nghĩa được sử dụng trong khổ thơ sau và nêu tác dụng:

Anh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi nắng vàng rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư

Câu 3: Cho đoạn thơ sau:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

a, Chỉ ra phép so sánh trong đoạn thơ? Và thuộc loại so sánh nào?

b, Nêu tác dụng của phép so sánh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ nêu trên.

Câu 4: Trong văn bản “Lòng yêu nước”, nhà văn E-ren-bua đã viết:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”

Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tìn yêu quê hương đất nước.

Câu 5: Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hãy bộc lộ tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng nhân vật quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn là loại quan vô trách nhiệm. Em hiểu thế nào là thói vô trách nhiệm? Hãy làm sáng tỏ thói vô trách nhiệm của viên quan qua tác phẩm.

Câu 7: Một buổi sáng, em đến sớm tưới nước cho bồn hoa trước cửa lớp, thấy một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, cánh hoa tả tơi. Thấy em đến, cây thút thít kể lại câu chuyện bất hạnh của nó cho em nghe. Em hãy kể lại câu chuyện đó.

Câu 8: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Trong làn nắng ửng, khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

(Trích Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

a, Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ ra và phân tích hiệu quả.

b, Vì sao tác giả lại đặt dấu chấm ở giữa câu thơ cuối, tách thành hai câu?

Câu 9: Cho đoạn thơ:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

(Trích Người đi tìm hình của đất nước – Chế Lan Viên)

a, Theo em, đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?

b, Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa, hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ trong ba văn cảnh được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?

c, Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?

Câu 10: Nhập vai Tố Hữu hãy kể lại câu chuyện về chú bé Lượm.

Các bạn giúp mk với !


Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết