Bài 30. Tổng kết

MD

Đề 3:

Câu 1:(2đ) Nêu khái quát thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc khác chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII, lực lượng của giặc? Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần trong cuộc khác chiến lần 2?

Câu 2: (2đ) Nhà Trần giành được thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

Câu 3: (3đ) Trình bày tóm tắt diễn biến - kết quả cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên? Tóm tắt diễn biến - kết quả cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên.

Câu 4: ( 2đ) Nguyên nhân ra đời và hoạt động của thành thị trung đại ở Tây Âu ? Tại sao nói “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”?

P/s: Tag vài người vào đây cho bớt trống: Nguyễn Trần Thành Đạt , Evil Yasuda , Trần Hoàng Nghĩa , Sen Phùng , phinit , Bình Trần Thị , Lê Nguyên Hạo

SP
25 tháng 5 2017 lúc 10:52

Cô sẽ chỉ chấm điểm cho bạn nào trả lời tốt câu 4, vì những câu hỏi khác đã được giải đáp rất nhiều trên Hoc24 rồi nhé.

Mong là bạn nào đó sẽ hiểu "bông hoa rực rỡ nhất" ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Chúc các em học tốt!

Bình luận (1)
DN
25 tháng 5 2017 lúc 11:58

Câu 4:

- Nguyên nhân ra đời và hoạt động của thành thị trung đại ở Tây Âu thì bạn Evil Yasuda đã trả lời rồi nhé!

- Còn tại sao nói "thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại" thì theo mình là vì:

+ Thứ nhất, bông hoa rực rỡ ở đây ý chỉ sự phát triển rực rỡ của nền kinh tế ở thời trung đại Tây Âu.

+ Thứ hai, so sánh thành thị với bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại vì thành thị có vai trò lớn cho sự phát triển kinh tế. Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền. Thành thị như một bông hoa tuyệt đẹp nở ra để góp phần làm cho xã hội tươi đẹp hơn, tượng trưng cho một thời kì phát triển mới của đất nước.

Bình luận (0)
KH
25 tháng 5 2017 lúc 16:56

Câu 4:

a, - Nguyên nhân: đã làm ở phần trên rồi.

b, - Ta nói "thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại" vì:

+ Thứ nhất, nó phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy được quá trình sản xuất và mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

+ Thứ hai, các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội đổi mới đối lập với chế độ phong kiến.

+ Thứ ba, ở đây thành thị đã bắt đầu xuất hiện và trở thành môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa, cụ thể như: nhiều trường học được xây dựng, là cơ sở để hình thành nhiều trường học nổi tiếng trong các thế kỉ XI - XIII: Oxford, Cambridge (Anh), Sorbone - Paris (Pháp), . . . Đây chính là những trung tâm văn hóa khoa học của cả châu Âu lúc bấy giờ.

\(\Leftrightarrow\) Như vậy, bắt đầu từ đây thành thị đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa Tây Âu có những biến đổi rõ rệt, nó đã phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến, đưa Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới.

Bình luận (0)
KH
24 tháng 5 2017 lúc 11:51

Câu 1:

a,Thời gian bắt đầu và kết thúc của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Lần 1: Năm 1258, lực lượng của giặc hơn 3 vạn quân do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.

- Lần 2: Từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 6/1825; lực lượng của giặc gồm hơn 30 vạn quân do tướng Thoát Hoan, Ô Mã Nhi và Trương Văn Hổ chỉ huy.

b, Sự chuẩn bị của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2:

- Tổ chức Hội nghị Vương hầu, quan lại ở bến Bình Than bàn kế đánh giặc.

- Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy.

- Mở cuộc hội nghị Diên Hồng để bàn cách đánh và thống nhất ý chí đánh giặc.

- Tổ chức tập trận và duyệt binh, phân chia quân đội đóng giữ những nơi hiểm yếu. . .

Câu 2:

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc.

- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

- Tinh thần hi sinh của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tăng cường quyền lực nhà nước quân chủ.

* Hạn chế:

- Chưa giải phóng được nông nô, nô tì.

- Chưa giải quyết được nhu cầu bức thiết của nhân dân.

Câu 3:

- Tháng 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tấn công vào Đại Việt. Đầu năm 1288, Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ.

- Trần Khánh cho quân mai phục ở Vân Đồn đánh toàn bộ thuyền lương của Trương Văn Hổ và nhanh chóng thắng lợi.

- Tháng 1/1288, Thoát Hoan chiếm đóng Thanh Long.

- Nhà Trần tiếp tục thực hiện kế hoạch "Vườn không nhà trống", làm giặc gặp nhiều khó khăn, đành rút quân về Vạn Kiếp để quay về nước.

- Nhà Trần quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến.

- Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.

- Ta nhử địch vào sâu và trong trận địa khi nước dâng cao, khi nước rút thuyền địch va vào cọc và bị ta đánh từ 2 bờ.

- Kết quả: nhiều tên giặc bị giết, Ô Mã Nhi bị bắt sống, Thoát Hoan bị tập kích trên đường chạy về nước => Ta thắng lợi hoàn toàn.

Câu 4:

- Nguyên nhân:

+ Cuối thế kỉ XI SX phát triển hàng hoá thừa được đưa đi bán, thị trấn ra đời, thành thị trung đại xuất hiện.

+ Từ đây hình thành thị trấn, rồi phát triển thành thành phố gọi là thành thị.

- Hoạt động của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là (Thợ thủ công và thương nhân)

- Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại

+ Phá vở kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy quá trình sản xuất và thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

+ Thành thị xuất hiện trở thành môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa, đây là những trung tâm văn hóa khoa học của cả châu Âu lúc bấy giờ.

Như vậy thành thị trung đại xuất hiện đã làm cho kinh tế chính trị văn hóa Tây Âu có những chuyển biến rõ rệt, nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến, đưa Tây Âu vào giai đoạn phát triển mới.

Câu 5:

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Cư dân

Lãnh chúa, nông nô

Thợ thủ công, thương nhân

Kinh tế

Nông nghiệp, đóng kín, tự cung tự cấp.

Kinh tế hàng hóa, buôn bán

Bình luận (6)
MD
24 tháng 5 2017 lúc 11:50

thiếu đề câu 5 nhak

Câu 5: (1đ) Hãy phân biệt sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại về thành phần cư dân và đặc điểm kinh tế?

Bình luận (0)
NL
25 tháng 5 2017 lúc 1:06

Monster Demon và Evil Yasuda. Hai đứa là 1 à? Tại sao đề câu 5 ra chưa 1 phút thì làm xong rồi!!

Bình luận (1)
DT
25 tháng 5 2017 lúc 21:22

Nguyên nhân:

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất làm nghề thủ công. Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa bằng cách chuộc thân phận hoặc bỏ trốn tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và mua bán ớ bên ngoài lãnh địa, dẫn tới thành thị đã ra đời.

Hoạt động :

-Là nơi buôn bán của người dân ở đây buôn bán nhiều mặt hàng về nông nghiệp,thương nghiệp,thủ công nghiệp...

Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.

+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.



Bình luận (0)
DT
25 tháng 5 2017 lúc 21:22

Câu ấy là câu 4 đó nha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NP
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
QM
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết