AK

CMR : Nói dối có hại cho bản thân 

Lập dàn ý nha . 

 

MM
4 tháng 5 2018 lúc 12:38

I. MỞ BÀI

– Dẫn dắt vào vấn đề nói dối có hại cho bản thân.

– Khẳng định: Nói dối có hại không chỉ cho bản thân mà cả người khác.

II. THÂN BÀI

Giải thích cho người đọc hiểu rõ: Thế nào là nói dối ? Vì sao nhiều người thường hay nói dối ?

Chứng minh: Nói dối là một thói quen xấu, có hại cho bản thân.

– Lí lẽ: Nói dối có hại như thế nào ? Nêu các dẫn chứng tác hại của nói dối:

+ Nêu lên một số câu chuyện trong văn chương về thói quen nói dối và tác hại.

+ Nêu câu chuyện từ trong thực tế, có thể lấy ví dụ minh họa từ bản thân hoặc những gì mà bạn thấy được trong cuộc sống về tác hại của nói dối như tạo thành lối sống tiêu cực, lừa gạt người khác,…

III. KẾT BÀI

– Nêu rõ ràng đây là thói quen xấu của con người và cần loại bỏ trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống.

– Mỗi người chúng ta cần rèn luyện đức tính trung thực, tạo thành một lối sống lành mạnh cho bản thân cũng như mọi người bên cạnh.

Bình luận (0)
H24
4 tháng 5 2018 lúc 11:29

Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi  hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

Bình luận (0)
TL
4 tháng 5 2018 lúc 11:46

Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người ta không thể cô độc một mình mà phải hòa vào cả xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Điều đó cũng có nghĩa nói dối có hại cho bản thân mỗi người.

Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.

“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện đươc sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.

Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.

Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân là nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Còn rất nhiều dẫn chứng có thật khác.

Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Có những lời nói dối mang đến mục đích tốt đẹp, như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ yên tâm, lạc quan hơn vào sự sống còn lại. Lời nói dối ấy phải vì mọi người, vì nhân văn mới thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, nói dối sẽ không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Mỗi cá nhân cần nhận thức tác hại của lời nói dối để từ đó biết giữ và rèn cho mình tính trung thực, chính trực. Tạo dựng được niềm tin nơi mọi người là một yếu tố cần thiết và quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cùng chung tay góp phần đưa xã hội đi lên.

“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cuộc sống là của tất cả chúng ta nên ai cũng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Đừng nói dối để nhận lại hậu quả khôn lường cho chính mình. Con đường thành công sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.

Bạn tham khảo nha.

Bình luận (0)
MM
4 tháng 5 2018 lúc 12:38

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu “ Nói dối có hại cho bản thân”

Ví dụ:
Ông bà ta có câu “ chẳng ai tin người dối trá cho dù họ nói sự thật”, đúng như thế người dối trá luôn là một người dối trá. Nói dối rất có hại cho bản thân để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu “ Nói dối có hại cho bản thân”.
II. Thân bài: chứng mình “ Nói dối có hại cho bản thân”.
1. Giải thíhc “ Nói dối có hại cho bản thân”.

Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấyNói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân mình“ một lần bất tín, vạn lần bất tin”

2. Chứng minh “ Nói dối có hại cho bản thân”.
- Trong học tập:

Khi chúng ta lừa dối bạn bè thầy cô thì chúng ta sẽ không dược tin tưởngNếu chúng ta nói dối thì sẽ không ai chơi và giao việc cho chúng ta làm, chúng ta sẽ bị tẩy chay.

- Trong cuộc sống:

Mọi người sẽ không tin tưởng taMọi người sẽ không ai quan hệ hay chơi với chúng taChúng ta sẽ trở nên hư hỏng

- Trong văn học:

Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi ngườiLí thông đã nói dối vói nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sung

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về “ Nói dối có hại cho bản thân”.
Ví dụ: 
Nói dối là một đức tính không tốt, chúng ta hãy tự mình khiến mình trở nên trung thực và thật thà hơn. Nói dối rất có hại cho bản thân.
2 bài trên bạn thích bài nào thì chọn nha.

Bình luận (0)
KK
19 tháng 5 2018 lúc 22:08

chép phao đi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DM
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
GN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết