a) Gọi O là giao điểm của HM và BC.
Ta có: M là điểm đối xứng của H qua BC (gt)
=> BC là đường trung trực của HM.
Ta có: BO là đường cao của tam giác BHM (BC vuông góc HM).
BO là đường trung tuyến của tam giác BHM (HO=MO).
=> Tam giác BHM cân tại B (t/c).
=> BH = BM (t/c)
=> CM = CH (chứng minh tương tự)
Xét tam giác BHC và tam giác BMC, có:
* BC là cạnh chung (gt)
* BH = BM (cmt)
* CH = CM (cmt)
=> Tam giác BHC = Tam giác BMC (c.c.c) (đpcm).
b) Gọi F là giao điểm của đường cao BF với AC.
Gọi G là giao điểm của đường cao CG với AB.
Xét tam giác ABF vuông tại F, có:
Góc BAC + Góc BFA + Góc ABF = 180 độ (tổng 3 góc của 1 tam giác)
80 độ + 90 độ + Góc ABF = 180 độ
Góc ABF = 180 độ - 80 độ - 90 độ
Góc ABF = 10 độ
Xét tam giác BGH vuông tại G, có:
Góc BGH + Góc BHG + Góc GBH = 180 độ (tổng 3 góc của 1 tam giác)
90 độ + 10 độ + Góc BHG = 180 độ
Góc BHG = 180 độ - 90 độ - 10 độ
Góc BHG = 80 độ
Mà góc BHG = góc CHF (đối đỉnh)
Nên góc CHF = 80 độ
Ta có: góc BHC + góc CHF = 180 độ ( kề bù)
góc BHC + 80 độ = 180 độ
góc BHC = 180 độ - 80 độ
góc BHC = 100 độ
Ta có: góc BHC = góc BMC (tam giác BHC = tam giác BMC)
Mà góc BHC = 100 độ (cmt)
Nên góc BMC = 100 độ (đpcm).