Ôn tập Đường tròn

LT

cho (O;R) có đường kính AB vuông góc với dây cung MN tại H(Hnằm giữa O và B) trên tia MN lấy điểm C nằm ngoài đường tròn(O;R) sao cho đoạn thẳng AC cắt đường tròn (O;R) tại điểm K khác A,2 dây MN và BK cắt nhau ở E

chứng minh AHEK là tứ giác nội tiếp và ΔCAE đồng dạng ΔCHK(đã chứng minh)

qua N kẻ đường thẳng vuông góc với AC cắt tia MK tại F.chứng minh ΔNFK cân

giả sử KE=KC chứng minh OK//MN và KM2 + KN2 = 4R2

help me

hộ 2 câu cuối với

LH
1 tháng 5 2019 lúc 21:52

d) Ôn tập Đường tròn

Từ KE=KC thì ta có được △KEC vuông cân tại K ⇒ \(\widehat{C_1}\)=45° (đ/n)

Vì K và H cùng nhìn cạnh BC dưới một góc vuông nên BCKH nội tiếp (bài toán cung chứa góc) ⇒ \(\widehat{B_1}\)=\(\widehat{C_1}\)=45° (nội tiếp cùng chắn \(\stackrel\frown{KH}\))

Xét △OBK có: OB=OK (cùng là bán kính) ⇒ △OBK cân tại O (đ/n)

\(\widehat{BOK}\)=180°-2*\(\widehat{B_1}\)=180°-2*45°=180°-90°=90° (t/c) ⇒ OK ⊥ OB (đ/n), mà MN ⊥ OB (gt) ⇒ OK // MN (từ vuông góc đến song song) (đpcm)

Ta kẻ thêm đường kính KOP của đường tròn (O), thì ta có KP // MN và KP=2R

Xét (O) có: KP và MN là 2 dây song song với nhau chắn 2 cung \(\stackrel\frown{KN}\)\(\stackrel\frown{PM}\)\(\stackrel\frown{KN}\)=\(\stackrel\frown{PM}\) (t/c) ⇒ KN=PM (2 dây căng cung bằng nhau)

Ta có: \(\widehat{KMP}\)=90° (nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)) ⇒ △KMP vuông tại M (đ/n) ⇒ KP2=KM2+PM2 (đ/l Py-ta-go)

Từ đó suy ra KM2+KN2=(2R)2=4R2 (đpcm)

Bình luận (0)
LH
1 tháng 5 2019 lúc 20:49

c) Ôn tập Đường tròn

Ta có: \(\widehat{AKB}\)=90° (nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)) ⇒ BK ⊥ AC (đ/n), mà NF ⊥ AC (gt) suy ra BK // NF (từ vuông góc đến song song)

\(\widehat{N_1}\)=\(\widehat{K_1}\) (2 góc so le trong) (1)

Vì KNBM nội tiếp (4 đỉnh cùng thuộc đường tròn (O)) nên \(\widehat{K_1}\)=\(\widehat{M_1}\) (nội tiếp cùng chắn \(\stackrel\frown{BN}\)) (2) và \(\widehat{NKM}\)+\(\widehat{NBM}\)=180° (tính chất 2 góc đối) (3)

Ta lại có: \(\widehat{NKM}\)+\(\widehat{NKF}\)=180° (2 góc kề bù) (4)

Từ (1) và (2) ⇒ \(\widehat{M_1}\)=\(\widehat{N_1}\) (*) ; từ (3) và (4) ⇒ \(\widehat{NBM}\)=\(\widehat{NKF}\)

Xét △MBN và △NKF có: \(\widehat{M_1}\)=\(\widehat{N_1}\) (cmt), \(\widehat{NBM}\)=\(\widehat{NKF}\) (cmt)

⇒ △MBN ~ △NKF (g.g) ⇒ \(\widehat{F_1}\)=\(\widehat{N_2}\) (2 góc tương ứng) (**)

Ta dễ dàng chứng minh được △BMN cân tại B ⇒ \(\widehat{M_1}\)=\(\widehat{N_2}\) (đ/n) (***)

Từ (*), (**) và (***) ⇒ \(\widehat{F_1}\)=\(\widehat{N_1}\) ⇒ △NFK cân tại K (đ/n) (đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết