LM

Cho góc xOy nhọn. Lấy điểm E nằm trong góc xOy. Qua E kẻ đường thẳng vuông góc với Oy tại H 
và cắt Ox tại A. Qua E kẻ đường thẳng vuông góc Ox tại K và cắt Oy tại B. 
a/ Chứng minh  △AHO = △BKO              b/ Chứng minh : EK. EB= EH. EA 
c/ Giả sử OA= 5cm; OH = 3cm; OB= 4cm. Tính BK 
d/ Trên đoạn thẳng AH lấy điểm I sao cho  OIB =90 độ ; trên đoạn thẳng BK lấy điểm J sao cho  OJA = 90 độ.Chứng minh OI= OJ 

NT
3 tháng 3 2022 lúc 17:33

a. Xét tam giác AHO và tam giác BKO, có:

\(\widehat{BKO}=\widehat{AHO}=90^0\)

\(\widehat{O}:chung\)

Vậy tam giác AHO đồng dạng tam giác BKO ( g.g )

b.Xét tam giác EAK và tam giác EBH, có:

\(\widehat{AEK}=\widehat{BEH}\) ( đối đỉnh )

\(\widehat{AKE}=\widehat{BHE}=90^0\)

Vậy tam giác EAK đồng dạng tam giác EBH ( g.g )

\(\Rightarrow\dfrac{EK}{EH}=\dfrac{EA}{EB}\)

\(\Rightarrow EK.EB=EA.EH\)

c.Áp dụng định lý pitago vào tam giác vuông OAH, có:

\(OA^2=OH^2+AH^2\)

\(\Rightarrow AH=\sqrt{OA^2-OH^2}=\sqrt{5^2-3^2}=\sqrt{16}=4cm\)

Ta có: tam giác AHO đồng dạng tam giác BKO

\(\Rightarrow\dfrac{OA}{OB}=\dfrac{AH}{BK}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{5}{4}=\dfrac{4}{BK}\)

\(\Leftrightarrow5BK=16\)

\(\Leftrightarrow BK=\dfrac{16}{5}cm\)

Bình luận (0)
NL
3 tháng 3 2022 lúc 17:37

Đề bài sai ngay từ câu a, hai tam giác này đồng dạng chứ ko bằng nhau (chúng chỉ bằng nhau khi E nằm trên tia phân giác trong góc xOy)

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
LA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết