AK

Cho đường tròn (O;R) và một điểm À nằm bên ngoài đường tròn với OA=3R.Qua À vẽ hai tiếp tuyến AB, AC để đường tròn (O) (B, C là hai tiếp điểm) a) Chứng minh tứ giác APOS nội tiếp b) Kẻ đường kính CD của (O). Chứng minhBD//OA. c) Kẻ dây BN của (O) song song với AC, AN cắt (O) ở M. Chứng minh MC²=MA.MB d) Gọi F là giao điểm của BN với CD. Tính the R diện tích của tam giác BCF

NL
25 tháng 4 2024 lúc 17:46

Câu a chắc em nhầm đề, ko có điểm S và P nào (chắc là ABOC) nhưng câu này đơn giản em có thể tự chứng minh

b.

Gọi H là giao điểm OA và BC

Ta có: \(AB=AC\) (t/c hai tiếp tuyến cắt nhau) và \(OB=OC=R\)

\(\Rightarrow OA\) là trung trực của BC \(\Rightarrow OA\perp BC\) tại H và H là trung điểm BC

Lại có CD là đường kính \(\Rightarrow\widehat{CBD}=90^0\) (góc nt chắn nửa đường tròn)

\(\Rightarrow BD\perp CD\)

\(\Rightarrow BD||OA\) (cùng vuông góc CD)

c.

Ta có BN song song AC \(\Rightarrow\widehat{BNM}=\widehat{MAC}\) (so le trong)

Mà \(\widehat{BNM}=\widehat{MCB}\) (cùng chắn BM)

\(\Rightarrow\widehat{MAC}=\widehat{MCB}\)

Xét hai tam giác MAC và MCB có:

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{MAC}=\widehat{MCB}\left(cmt\right)\\\widehat{MCA}=\widehat{MBC}\left(\text{cùng chắn CM}\right)\end{matrix}\right.\) 

\(\Rightarrow\Delta MAC\sim\Delta MCB\left(g.g\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{MC}{MB}=\dfrac{MA}{MC}\Rightarrow MC^2=MA.MB\)

d.

Do AC là tiếp tuyến \(\Rightarrow AC\perp OC\) hay \(AC\perp CF\)

Mà \(AC||BN\left(gt\right)\Rightarrow BN\perp CF\Rightarrow\Delta BCF\) vuông tại F

Xét hai tam giác COH và CBF có:

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{HCO}-chung\\\widehat{COH}=\widehat{CBF}=90^0\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\Delta CBF\sim\Delta COH\) theo tỉ số đồng dạng \(k=\dfrac{BC}{OC}\)

\(\Rightarrow S_{BCF}=S_{COH}.k^2\)

Trong tam giác vuông OAB: \(cos\widehat{BOA}=\dfrac{OB}{OA}=\dfrac{R}{3R}=\dfrac{1}{3}\)

Trong tam giác vuông OBH: \(cos\widehat{BOH}=cos\widehat{BOA}=\dfrac{OH}{OB}\)

\(\Rightarrow OH=OB.cos\widehat{BOA}=R.\dfrac{1}{3}=\dfrac{R}{3}\)

\(\Rightarrow BH=\sqrt{OB^2-OH^2}=\sqrt{R^2-\left(\dfrac{R}{3}\right)^2}=\dfrac{2R\sqrt{2}}{3}=CH\)

\(\Rightarrow BC=2BH=\dfrac{4R\sqrt{2}}{3}\)

\(\Rightarrow S_{BCF}=\dfrac{1}{2}.OH.CH.\left(\dfrac{BC}{OC}\right)^2=\dfrac{1}{2}.\dfrac{R}{3}.\dfrac{2R\sqrt{2}}{3}.\left(\dfrac{\dfrac{4R\sqrt{2}}{3}}{R}\right)^2=\dfrac{32R^2\sqrt{2}}{81}\)

Bình luận (1)
NL
25 tháng 4 2024 lúc 17:46

loading...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
PB
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết