cho đường tròn (O) và một điểm I thuộc miền trong của đường tròn .Qua I kẻ dây AB bất kì và một dây CD vuông góc với OI .Tia OI cắt (O) tại E .Gọi H là trung điểm của AB và OH cắt (O) tại F
a, So sánh AB và CD
b,chứng minh IE < HF
Cho nửa đường tròn (O;\(\dfrac{AB}{2}\)), Ax là tiếp tuyến của nữa đường tròn (Ax và nữa đường tròn cùng phía với AB). C là 1 điểm thuộc nữa đường tròn H là hình chiếu của C trên AB. Đường thẳng qua O và vuông góc với AC cắt Ax tại M. Gọi I là giao điểm của MB và CH. C/m: CI=IH
Cho đường tròn (O) tâm O đường kính ab. Lấy điểm c thuộc đường tròng (O) với C không trùng a, b. Gọi I là trung điểm của đoạn AC vẽ tiếp tuyến của đường tròn (O) tại tiếp điểm C cắt tia OI tại điểm D
1) chứng minh OI // với BC
2) chứng minh DA là tiếp tuyến của đường tròn (O)
Vẽ CH vuông góc với AB, H thuộc AB và vẽ BK vuông góc với CD, K thuộc CD chứng minh CK2=HA.HB
Cho đường tròn (O;12 cm) và điểm M cách O một khoảng bằng 20 cm. Kẻ tiếp tuyến MA (A là tiếp điểm) và kẻ dây AB vuông góc với OM. Chứng minh MB là tiếp tuyến của đường tròn (O) .
1.Cho đường tròn (O,R) đường kính AB và dây CD cắt nhau tại I. Vẽ AM,BN vuông góc vs CD.Chứng minh CM=DN
Cho đường tròn (O;5cm) , một dây AB=12cm , lấy điểm I trên dây AB sao cho AI=6cm , dựng một dây cung CD vuông góc với AB tại I . Tính độ dài dây cung CD
Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB . Chứng minh rằng :
a) CE = CF
b) AC là tia phân giác của góc BAE
c) \(CH^2=AE.BF\)
Đường tròn ( O ; R ) có AD là đường kính . Kẻ 2 dây cung AC và BD cắt nhau tại E nằm trong đường tròn ( O ) . Gọi H là hình chiếu của E trên AD . a, CM : 4 điểm A,B,E,H cùng thuộc 1 đường tròn b , CM : BE . ED = EA . EC