Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)

MA

Cho \(\Delta\) ABC vuông cân tại A. Gọi H là trung điểm cạnh BC, và M là điểm nằm giữa B và H. Vẽ MD \(\perp\)AB tại D, và ME \(\perp\)AC tại E. Chứng minh rằng :

1, AH \(\perp\) BC

2, AD=CE, BD=AE

3, \(MB^2\) + \(MC^2\) = \(2MA^2\)

AH
19 tháng 11 2019 lúc 0:18

Lời giải:

1.

Xét tam giác $ABH$ và $ACH$ có:
$AH$ chung

$AB=AC$ (do $ABC$ cân tại $A$)

$BH=CH$ (do $H$ là trung điểm của $BC$)

$\Rightarrow \triangle ABH=\triangle ACH$ (c.c.c)

$\Rightarrow \widehat{AHB}=\widehat{AHC}$

Mà $\widehat{AHB}+\widehat{AHC}=\widehat{BHC}=180^0$

$\Rightarrow \widehat{AHB}=\widehat{AHC}=90^0$

$\Rightarrow AH\perp BC$

2. Dễ thấy $ME\parallel DA, MD\parallel AE$

Xét tam giác $ADM$ và $MEA$ có:

$\widehat{DAM}=\widehat{EMA}$ (so le trong)

$\widehat{DMA}=\widehat{EAM}$ (so le trong)

$MA$ chung

$\Rightarrow \triangle ADM=\triangle MEA$ (g.c.g)

$\Rightarrow DM=EA(1), AD=ME$

Do $ABC$ là tam giác vuông cân nên $\widehat{B}=45^0$

Tam giác $BDM$ vuông tại $D$ có góc $\widehat{B}=45^0$ nên là tam giác vuông cân. $\Rightarrow BD=DM(2)$

Từ $(1);(2)\Rightarrow BD=AE$

Mà $AB=AC\Rightarrow AB-BD=AC-AE\Leftrightarrow AD=EC$ (đpcm)

3.

Áp dụng định lý Pitago cho các tam giác vuông:

$MB^2+MC^2=(BD^2+DM^2)+(ME^2+EC^2)$

$=(DM^2+DM^2)+(AD^2+AD^2)=2(DM^2+AD^2)=2AM^2$ (đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AH
19 tháng 11 2019 lúc 0:24

Hình vẽ:

Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
MH
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết