a) Xét tam giác AKB và tam giác AKC , có :
AB = AC ( gt )
KB = KC ( K là trung điểm của BC )
AK : cạnh chung
=> tam giác AKB = tam giác AKC ( c-c-c )
Vậy tam giác AKB = tam giác AKC ( c-c-c )
b) Vì tam giác AKB = tam giác AKC ( chứng minh trên ) => góc AKB = góc AKC ( hai góc tương ứng ) mà góc AKB + góc AKC = 180o => góc AKB = góc AKC = 90o hay AK_|_ BC
Vậy AK_|_ BC
c) Vì tam giác AKB = tam giác AKC=> góc KAB = góc KAC ( hai góc tương ứng ) mà góc BAC = 90o ( tam giác ABC vuông ở A ) => góc KAB = góc KAC= góc BAC /2 = 90 độ / 2 = 45 độ => góc KAC = 45 độ ( 1 )
Xét tam giác KAC : góc AKC + góc KCA + góc CAK = 180 độ
Thay 90 độ + góc KCA + 45 độ = 180 độ
góc KCA = 180 độ - 90 độ - 45 độ
góc KCA = 45 độ
Vì góc BCE = 90 độ ( từ C kẻ đường vuông góc với BC ) mà góc KCA = 45 độ => góc ACE = 45 độ ( 2 )
Từ (1 ) và ( 2 ) => góc KAC = góc ACE mà hai góc ở vị trí so le trong nên EC // AK ( dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song )
Vậy EC // AK
a, Vì K là trung điểm của BC
⇒KB=KC
Xét ΔAKB và ΔAKC có
AB=AC(GT)
KB=KC(CM trên)
Cạnh chung AK
⇒ ΔAKB=ΔAKC (c.c.c) (đpcm)
b, Vì ΔAKB=ΔAKC ⇒ \(\widehat{K_1}=\widehat{K_2}\) (2 góc tương ứng) (1)
Ta có \(\widehat{K_1}+\widehat{K_2}=180^0\)(kề bù) (2)
Từ (1),(2)⇒\(\widehat{K_1}=\widehat{K_2}=\dfrac{180^0}{2}=90^0\)
⇒ AK ⊥ BC (đpcm)
c, Vì CE ⊥ BC ⇒ \(\widehat{BCE}\) = 900
Ta có \(\widehat{BCE}=\widehat{K_2}=90^0\)
Mà 2 góc ở vị trí đồng vị
⇒ CE // AK (đpcm)