Ôn tập Tam giác

CN

Cho ∆ABC vuông tại A có BD là phân giác của góc B (D AC). Vẽ DM ⏊ BC (M
BC).
a) Chứng minh ∆ABD = ∆MBD
b) Chứng minh ∆BAM là tam giác cân
c) Đường thẳng MD cắt đường thẳng BA tại K. Chứng minh BK = BC
d) Chứng minh AM ≠ KC.

NT
27 tháng 4 2020 lúc 12:01

a) Xét ΔABD vuông tại A và ΔMBD vuông tại M có

BD là cạnh chung

\(\widehat{ABD}=\widehat{MBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\), M∈BC)

Do đó: ΔABD=ΔMBD(cạnh huyền-góc nhọn)

b) Ta có: ΔABD=ΔMBD(cmt)

⇒BA=BM(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔBAM có BA=BM(cmt)

nên ΔBAM cân tại M(định nghĩa tam giác cân)

c) Xét ΔADK vuông tại A và ΔMDC vuông tại M có

AD=MD(ΔABD=ΔMBD)

\(\widehat{ADK}=\widehat{MDC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔADK=ΔMDC(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

⇒AK=MC(hai cạnh tương ứng)

Ta có: AK+AB=BK(A nằm giữa B và K)

MC+MB=BC(M nằm giữa B và C)

mà AK=MC(cmt)

và AB=BM(cmt)

nên BK=BC(đpcm)

d) Sửa đề: Chứng minh AM//KC

Ta có: ΔBAM cân tại B(cmt)

\(\widehat{BAM}=\frac{180^0-\widehat{B}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔBAM cân tại B)(1)

Xét ΔBKC có BK=BC(cmt)

nên ΔBKC cân tại B(định nghĩa tam giác cân)

hay \(\widehat{BKC}=\frac{180^0-\widehat{B}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔBKC cân tại C)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{BAM}=\widehat{BKC}\)

\(\widehat{BAM}\)\(\widehat{BKC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên AM//KC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LK
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
XN
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
CF
Xem chi tiết
FO
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết