Bài 56. Ôn tập cuối năm

TM

Cho 5.6g bột sắt và 1.62g bột nhôm vào 100ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16.24g hỗn hợp chất rắn gồm 3 kim loại. Cho toàn bộ lượng KL trên phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 1.344l khí ở đktc. Xác định CM của từng muối trong dung dịch A

HN
5 tháng 1 2020 lúc 11:32

nFe(bđ)=5,6/56=0,1 mol

nAl(bđ)=1,62/27=0,06 mol

Al+3AgNO3-->3Ag+Al(NO3)3 (1)

a--->3a----------->3a

2Al + 3Cu(NO3)2 --> 3Cu +2Al(NO3)3 (2)

(0,06-a)-->1,5(0,06-a)----->1,5(0,06-a)

Fe+2AgNO3--->2Ag+Fe(NO3)2 (3)

b----->2b--------->2b

Fe+Cu(NO3)2---->Cu+Fe(NO3)2 (4)

c----->c------------->c

vì sau phản ứng thu được 3 kim loại và Al mạnh hơn Fe nên 3 kim loại này là Ag, Cu và Fe dư.=>thu được muối sắt 2

Gọi a,b,c lần lượt là số mol Al phản ứng với AgNO3, Fe với AgNO3 và Fe với Cu(NO3)2.

Cần tính nAgNO3=3a+2b mo1;

nCu(NO3)2=1,5(0,06-a)+c=0,09-1,5a+c mol

Ta có:

nFe(dư)=0,1-b-c mol

khi cho hỗn hợp 3 kim loại vào đung dịch HCl chỉ có Fe dư phản ứng :

Fe +2HCl---->FeCl2 +H2 (5)

Theo (5): nFe(5)=nH2=1,344/22,4=0,06 mol

=>0,1-b-c=0,06=> b+c=0,04

mFe(dư)=0,06*56=3,36 g

=> mAg+mCu=16,24-3,36=12,88 g

=>108(3a+2b)+64(0,09-1,5a+c)=12,88

=>228a+216b+64c=7,12(I)

*Thế c=0,04-b vào (I):

228a+216b+64(0,04-b)=7,12

=>228a+152b=4,56

Chia 2 vế phương trình trên cho 76:

3a+2b=0,06=>nAgNO3=0,06 mol=>CM(AgNO3)=0,06/0,1=0,6M

*Thế b=0,04-c vào(I):

228a+216(0,04-c)+64c=7,12

=>228a-152c=-1,52

=>-1,5a+c=0,01=>nCu(NO3)2=0,09+0,01=0,1 mol =>CM(Cu(NO3)2)=0,1/0,1=1M.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
TK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết