KS
Chào mọi người! Vậy là kết thúc 3 ngày lễ Tết nguyên đán rồi, chúng ta lại lao đầu vào học :v. Vừa rồi trước Tết mình có thi HSG Tỉnh môn Hóa á, mình làm được gần hết, duy chỉ có câu này là mình không kịp thời gian nên điểm cũng không cao lắm (chứ không phải là không làm được). Hôm qua mình vào đây có thấy một câu có trong đề HSG Tỉnh tự nhiên nhớ ra :)) nên là hôm nay mình đăng lên đây để các bạn thử sức nhé, nếu làm được mình sẽ lì xì cho (Đừng tra mạng để lấy thưởng nhé, mình tra rồi không có đâu :v, và thời hạn đến hết mùng 7 nhé, mùng 8 mình đăng kết quả lên cho). Thế nhé, chúc mọi người có một ngày vui vẻ :))Hỗn hợp A gồm hai oxit kim loại, trong đó có một oxit của sắt và một oxit của kim loại R (giả sử R có hóa trị không đổi trong các phản ứng). Thí nghiệm 1: Dẫn CO dư qua 13,6 gam hỗn hợp bột A nung nóng thu được 5,04 lít khí CO2 (đktc) và m gam chất rắn B chỉ chứa 2 kim loại. Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp gồm 13,6 gam A và m gam B vào V ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch C và 3,08 lít khí H2 (đktc). (Biết C chỉ chứa muối). Cho dung dịch NaOH vừa đủ vào C được kết tủa D và dung dịch chỉ chứa một muối. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi được 28 gam oxit kim loại. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. a. Tính m và xác định công thức 2 oxit trong A. b. Tính nồng độ mol các muối trong C (biết thể tích dung dịch C không đổi so với thể tích dung dịch HCl ban đầu)
KR
26 tháng 1 2023 lúc 9:26

Chúc a Kudo năm mới vv, an khang thịnh vượng, ăn tết vv bên gđ và người thân và đạt thành tích cao trọng học tập ạ :).

Còn  cái bài Hóa kia thì em xin thua, mặc dù là hs ngoan của cô Hóa, nma mới lp 7 thoi, mới chơi tới hóa trị thôi, nên e nhường lại cho mấy a cj k9 chơi nhe:))).

Bình luận (2)
VT
26 tháng 1 2023 lúc 11:15

Mù Hóa belike :)). Phục thật :>

Bình luận (3)
DH
26 tháng 1 2023 lúc 14:11

Anh biết làm nma anh k biết làm nên là anh ko biết làm và anh cũng k biết làm nha

Bình luận (4)
TH
26 tháng 1 2023 lúc 14:40

aaaaaaaaaaa

Bình luận (0)
NN
26 tháng 1 2023 lúc 15:11

Hình Ảnh Tết 2023 Đẹp Rộn Ràng Đón Chào Mùa Xuân MớiChúc anh Kudo năm mới an khang thịnh vượng ạ .

Bình luận (0)
LM
26 tháng 1 2023 lúc 16:40

Nhờ người giúp thì có thể lấy thưởng không :"))

Bình luận (1)
BA
26 tháng 1 2023 lúc 18:15

Chịu, k9 đây mà mới lớp 8 mới bắt đầu học kì 2 thôi, mà cái này lên lớp 9 mới học, thôi anh chịu khó chờ đến năm sau nhé :)))))))

Bình luận (4)
LH
26 tháng 1 2023 lúc 19:40

ba năm nữa em giải cho chịu khó chờ là có đáp án đấy a ạ

Bình luận (4)
H24
26 tháng 1 2023 lúc 19:56

Tui hong biết làm nói gì :))

Bình luận (7)
TH
26 tháng 1 2023 lúc 20:01

Làm được câu "tính m" thì lì xì khuyến khích 1 coin nhen :) (chứ mấy câu còn lại bí hết cụ nó rồi ;-; ) .

Bình luận (4)
H24
26 tháng 1 2023 lúc 20:12

 Chúc anh "thám tử người lớn trong phận trẻ con" giỏi Hoá (mùng 5 rr mới chúc :v) một năm mới dzui dzẻ, an khang thịnh vượng, học giỏi gấp 10 lần năm ngoái :> Còn bài hoá kia thì... em k bt, em chịu :> 

Bình luận (0)
HT
26 tháng 1 2023 lúc 20:22

Sao lai xoa, co tren mang r thi bo di met ghe

Bình luận (1)
BA
26 tháng 1 2023 lúc 20:28

Thôi thì e xin phép làm vậy, nếu sai mong a bỏ qua :v

a) Đầu tiên, gọi CTTQ của oxit sắt là FexOy, oxit của kim loại là R2On. (x,y,z∈N*)
Thí nghiệm 1, ta có:
Gọi \(n_{Fe_xO_y}\) là a (mol), của oxit kim loại R là: \(n_{R_2O_n}\) là b (mol)    (a,b > 0)
Ta có các PTHH:
\(Fe_xO_y+yCO-t^0>xFe+yCO_2\)     (1)
\(R_2O_n+nCO-t^0>2R+nCO_2\)        (2)
\(n_{CO_2}=\dfrac{V_{CO_2}}{22,4}=\dfrac{5,04}{22,4}=0,225\) (mol)
Từ PTHH (1), (2), ta có: \(n_O=n_{CO_2}=0,225\) (mol)        (nO ở đây là noxit)
⇒ m = mkim loại = moxit - mO(oxit) = \(13,6-0,225 . 16=10\) (g)

Ta có: nO(oxit) = \(y . n_{Fe_xO_y}+n . n_{R_2O_n}\) 
\(\Rightarrow a . y+b . n=0,225\left(\cdot\right)\) 
\(n_{Fe}=x . n_{Fe_xO_y}=a . x\) (mol)
\(n_R=2 . n_{R_2O_n}=2 . b\) (mol)
Ta suy ra được: \(56ax+2bM_R=10\left(\cdot\cdot\right)\) 

Thí nghiệm 2, ta có:
\(13,6\left(g\right)A\) và \(m\left(g\right)B\) có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Fe_xO_y}=a\left(mol\right)\\n_{R_2O_n}=b\left(mol\right)\\n_{Fe}=ax\left(mol\right)\\n_R=2b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) 

Ta có các PTHH: 
\(Fe_xO_y+2yHCl->\left(3x-2y\right)FeCl_2+\left(2y-2x\right)FeCl_3+yH_2O\)  (3)
\(R_2O_n+2nHCl->2RCl_n+nH_2O\)  (4)
\(Fe+2HCl->FeCl_2+H_2\)  (5)

Có thể xảy ra các phản ứng sau:
\(2R+2nHCl->2RCl_n+nH_2\)  (6)
\(Fe+2FeCl_3->3FeCl_2\)  (7)
\(R+nFeCl_3->RCl_n+nFeCl_2\)  (8)
\(RCl_n+nNaOH->R\left(OH\right)_n\downarrow+nNaCl\)  (9)
\(FeCl_2+2NaOH->Fe\left(OH\right)_2\downarrow+2NaCl\)  (10)
\(FeCl_3+3NaOH->Fe\left(OH\right)_3\downarrow+3NaCl\)  (11)
\(2R\left(OH\right)_n-t^0>R_2O_n+nH_2O\)  (12)
\(4Fe\left(OH\right)_2+O_2-t^0>2Fe_2O_3+4H_2O\)  (13)
\(2Fe\left(OH\right)_3-t^0>Fe_2O_3+4H_2O\)  (14)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
\(\underrightarrow{BTNT R} n_{R_2O_n}=n_{R_2O_n\left(bđ\right)}+\dfrac{1}{2}. n_R=2b\) (mol)           (bđ ở đây là ban đầu)

\(\underrightarrow{BTNT Fe}n_{Fe_2O_3}=\dfrac{1}{2} . n_{Fe}+\dfrac{x}{2} . n_{Fe_xO_y}=ax\) (mol)
⇒ moxit \(2b . \left(2M_R+16n\right)=160ax\) (g)
\(\Leftrightarrow2 . \left(56ax+2bM_R\right)+48ax+32bn=28\) 
\(\Leftrightarrow2 . 10+48ax+32bn=28\)
\(\Leftrightarrow48ax+32bn=28-2 . 10=8\) 
\(\Leftrightarrow3ax+2bn=0,5\left(\cdot\cdot\cdot\right)\) 

Ta lấy \(\left(\cdot\cdot\cdot\right)-2 . \left(\cdot\right)\) :
\(\Rightarrow3ax-2ay=0,05\) 
\(\Rightarrow a=\dfrac{0,05}{3x-2y}\) (mol)
\(\Rightarrow3x-2y\ne0\) 
\(\Rightarrow\dfrac{x}{y}\ne\dfrac{2}{3}\) 
Vậy FexOkhông thể là Fe2O3.
Ta có:
\(m_{R_2O_n}=m_{oxit}-m_{Fe_xO_y}=13,6-a . M_{Fe_xO_y}=13,6-a . \left(56x+16y\right)\) (g)
\(n_{O\left(R_2O_n\right)}=n_{O\left(oxit\right)}-n_{O\left(Fe_xO_y\right)}=0,225-ay\) (mol)
Ta suy ra được: \(n_{R_2O_n}=\dfrac{0,225-ay}{n}\) 
Ta cũng suy ra được: \(\dfrac{13,6-a . \left(56x+16y\right)}{\dfrac{0,225-ay}{n}}=\dfrac{13,6n-an . \left(56x+16y\right)}{0,225-ay}\)  (g/mol)

Nếu oxit sắt là FeO:
\(a=\dfrac{0,05}{3-2}=0,05\left(mol\right)\) (thỏa mãn)
\(M_{R_2O_n}=\dfrac{13,6n-0,05n . 72}{0,225-0,05}=\dfrac{400n}{7}\)  (g/mol)
\(M_R=\dfrac{\dfrac{400n}{7}-16n}{2}=\dfrac{144n}{7}\) (g/mol)
Nhưng không có giá trị nào của n thỏa mãn => Trường hợp loại.

Nếu oxit sắt là Fe3O4:
\(a=\dfrac{0,05}{3 . 3-2 . 4}=0,05\left(mol\right)\) (thỏa mãn)
\(M_{R_2O_n}=\dfrac{13,6n-0,05n . 232}{0,225-0,05 . 4}=80n\) (g/mol)
\(M_R=\dfrac{80n-16n}{2}=32n\) (g/mol)

Nếu n = 2 (thỏa mãn):
MR = 32 . 2 = 64(g/mol)
=> R là Đồng (Cu)
Vậy CTHH của oxit sắt là Fe3O4, CTHH của kim loại R là CuO.

b) nCu = nCuO = nO(CuO) = 0,225 - 0,05 . 4 = 0,025 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
\(\underrightarrow{^{BTNT O}}n_{H_2O}=n_{O\left(oxit\right)}=0,225\) (mol)
\(n_{H_2}=\dfrac{V_{H_2}}{22,4}=\dfrac{3,08}{22,4}=0,1375\) (mol)
\(\underrightarrow{^{BTNT H}}n_{HCl}=2nH_2O+2nH_2=0,725\) (mol)
Ta có các mol: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Cu}=0,025\left(mol\right)\\n_{CuO}=0,025\left(mol\right)\\n_{Fe_3O_4}=0,05\left(mol\right)\\n_{Fe}=3 . 0,05=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) 
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
\(\underrightarrow{^{BTNT Cu}}n_{CuCl_2}=n_{Cu}+n_{CuO}=0,05\) (mol)
Gọi \(n_{FeCl_2}\) là z (mol), \(n_{FeCl_3}\) là t (mol)    (z,t > 0)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
\(\underrightarrow{^{BTNT Fe}}n_{FeCl_2}+n_{FeCl_3}=n_{Fe}+3n_{Fe_3O_4}\) 
Ta suy ra được: z + t = 0,3 (+)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
\(\underrightarrow{^{BTNT Cl}}n_{HCl}=2n_{FeCl_2}+3n_{FeCl_3}+2n_{CuCl_2}\) 
Ta suy ra được: 2z + 3t = 0,625 (++)
Từ (+) và (++), ta có: z = 0,275, t = 0,025  (thỏa mãn)
\(V=V_{ddHCl}=\dfrac{0,725}{1}=0,725\) (lít)
Từ đó, ta suy ra: \(\left\{{}\begin{matrix}C_{M\left(CuCl_2\right)}=\dfrac{0,05}{0,725}=0,069M\\C_{M\left(FeCl_3\right)}=\dfrac{0,275}{0,725}=0,379M\\C_{M\left(FeCl_2\right)}=\dfrac{0,025}{0,725}=0,034M\end{matrix}\right.\)

Bình luận (14)
PT
26 tháng 1 2023 lúc 20:33

chúc anh năm mới vui vẻ,hạnh phúc bên gia đình nhe:)) (mà em hỏi nhỏ nè:anh fan của Detective Conan ạ?)hihi

Bình luận (0)
H24
27 tháng 1 2023 lúc 12:33

loading...

haizz, góp bài vào cho vui, k mong đúng dou :>

link: https://lazi.vn/edu/exercise/1432409/hon-hop-a-gom-hai-oxit-kim-loai-trong-do-co-mot-oxit-cua-sat-va-mot-oxit-cua-kim-loai-r#tra_loi_wrapper

[nếu có ai hỏi cái tài khoản lazi thì nó là tài khoản của e nha :v]

Bình luận (0)
H24
27 tháng 1 2023 lúc 19:54

một hợp chất oxit kim loại R có hóa trị 2 trong đó R chiểm ...

Bình luận (2)
TS
24 tháng 3 2023 lúc 23:55

fe3o4 và CuO bạn nhé , còn cách làm thì nó quá phức tạp và dài ( mình học chuyên còn thấy dài và lười viết ) , công nhận bài này khá khó , dùng đến btnt thì hơi khó r  

đến thí nghiệm 2 nó rất dài ở chỗ đó vì có mấy trường hợp xảy ra ( vì trong đề bài có oxit sắt ) tạo ra 2 kết tủa fe(oh)2 và fe(oh)3 , xét từng trường hợp một 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết