Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

TA

Câu 1: Vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến công để phòng vệ như thế nào? Em có nhận xét về sự chủ trương đó?

Câu2: Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

DH
25 tháng 10 2019 lúc 18:16

Câu 1:

- “Tiến công trước để tự vệ”:

+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm hai đạo tấn công vào đất Tống. Nhằm tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc.

+ Đạt được mục tiêu, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

Nhận xét:

- Nhà Lý tấn công vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm là những căn cứ tập kết quân đội, lương thực, khí giới của nhà Tống. Việc làm này đã phá hủy, tiêu hao nhiều sinh lực địch, đẩy quân địch vào thế bị động, bất ngờ.

- Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống, đồng thời ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

#Loigiaihay.com

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DH
25 tháng 10 2019 lúc 18:19

Câu 2:

Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
25 tháng 10 2019 lúc 18:23

Câu 2:

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết