Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

NP

Câu 1: Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của 2 anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là" Cuộc chia tay của những con búp bê " ?

Câu 2: Các từ "chân" trong những ví dụ sau có phải là từ đồng âm không? vì sao?

a, cái ghế này chân bị gãy rồi.

b, các vận động viên đang tập trung dưới chân núi

c, nam đá bóng nên bị đau chân

Câu 3: vì sao khi dùng từ Hán Việt , chúng ta không nên lạm dụng?

Câu 4: đọc đoạn thơ sau:

" Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

( Tiếng gà trưa -Xuân Quỳnh -Ngữ Văn 7, tập 1)

Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ?

Câu 5: đọc đoạn thơ sau:

" .... Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng , cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta ."

( Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan - Ngữ Văn 7, tập 1)

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ trên?

TS
10 tháng 12 2018 lúc 19:26

Tác phẩm "Qua đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ.

Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết.

Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên diệu vợi. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà.

Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật“một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất.

Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

Bình luận (2)
TP
10 tháng 12 2018 lúc 20:11

1)vì tác giả sử dụng biện pháp so sánh,2 anh em Thành và Thủy được so sánh với 2 con búp bê khiến cho câu chuyện được hay hấp dẫn vẫn có thể đặt tên như thế nhưng tác giả muốn sử dụng tên "cuộc chia tay của những con búp bê " để thể hiện tính hấp dẫn của truyện nếu ddawwtj tên là cuộc chia tay của 2 anh em vẫn được nhưng như thế sẽ làm giảm tính hấp dẫn của truyện vì đề bài này đã nêu ra được chắc chắn 2 anh em Thành và Thủy sẽ chia tay nhau vì vậy sẽ làm giảm tính hấp dẫn còn đặt tên là cuộc chia tay của những con búp bê thì chưa biết được 2 anh em có chia tay hay không (nói chung là tăng tính hấp dẫn cho truyện )

Bình luận (0)
TM
10 tháng 12 2018 lúc 21:52

4)trg đoạn thơ trên tác giả đã sự dụng biệp pháp nghệ thuật điệp ngữ để lặp lại từ vì

khẳng định niềm tin và mục đích chiến đấu hết sức cao cả,vì gđ,vì quê hương và cả vì tổ quốc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết