GN

Câu 1 : Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á ? Vì sao rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á ?

Câu 2 : Nêu đặc điểm vị trí , hình dạng lãnh thổ Việt Nam ? Giải thích những thuận lợi khó khăn của chúng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ?

Câu 3 : Trình bày đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ nước ta ?

Câu 4 : Trình bày các giai đoạn phát triển tự nhiên của Việt Nam ? Phân tích ý nghĩa của gia đình Tân Kiến Tạo ?

Câu 5 : Chứng minh rằng tài nguyên biển nước ta phong phú , đa dạng ? Nêu vấn đề biển nước ta hôm nay

Câu 6 : Nêu đặc điểm khoáng sản Việt Nam ? Phân tích nguyên nhân làm tài nguyên khoáng sản nước ta cạn kiệt

Câu 7 : Vẽ biểu đồ . nhận xét ?

BT
6 tháng 3 2017 lúc 14:52

1.Vì: Sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vì thế cảnh quan rừng nhiệt đới ấm chiếm diện tích đáng kế.

Bình luận (0)
BT
6 tháng 3 2017 lúc 14:54

1.a) Địa hình
Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông.

Phần hải đảo là nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Vùng đất liền và thềm lục địa của khu vực chứa nhiều tài nguyên quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đổng, than đá, khí đốt, dầu mỏ...

b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
Gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam. vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi vé vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đóng Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển. thường gây nhiều thiệt hại về người và của.

Các sông ở đảo thường ngắn và có chế độ nước điều hòa.
Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, do đó dân cư tập trung đông đúc, làng mạc trù phú.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm thường xanh phát triển trên phần lớn diện tích của Đông Nam Á. Chỉ có một số nơi trên bán đảo Trung Ấn lượng mưa dưới l000 mm/năm, có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.

Bình luận (0)
BT
6 tháng 3 2017 lúc 14:56

2.

1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
– Đất liền: diện tích 331.212 km2
+Điểm cực Bắc : vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+Điểm cực Nam : vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+Điểm cực Tây : kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+Điểm cực Đông : kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
– Phần biển: Diện tích trên 1 triệu km2
Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.
– Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á
+ Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.
+ Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

2. Đặc điểm lãnh thổ
a. Phần đất liền
– Kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến.
– Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.
– Có đường bờ biển cong hình chữ S 3260km
– Biên giới :4500km
b. Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam
– Có hai quần đảo lớn là
+ Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
+ Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)

Bình luận (0)
BT
6 tháng 3 2017 lúc 14:56

2.

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

Bình luận (0)
BT
6 tháng 3 2017 lúc 14:57

3.

Đặc điểm lãnh thổ
a. Phần đất liền
– Kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến.
– Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.
– Có đường bờ biển cong hình chữ S 3260km
– Biên giới :4500km
b. Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam
– Có hai quần đảo lớn là
+ Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
+ Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)

Bình luận (0)
BT
6 tháng 3 2017 lúc 14:58

4.Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Bình luận (0)
BT
6 tháng 3 2017 lúc 14:59

4.- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
- Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa.
- Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.
- Mở rộng Biển Đông.
- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn...

Bình luận (0)
BT
6 tháng 3 2017 lúc 15:01

5.- Thềm lục địa và đáy biển ; có khoáng sản như dầu khí , kim loại , phi kim loại
- Lòng biển : Có nhiều hải sản như tôm , cá , rong biển
- Mặt biển : thuận lợi giao thông với các nước bằng tàu thuyền
- Bờ biển : nhiều bãi biển đẹp , nhiều vũng vịnh sâu rất thuận lợi cho du lịch và xây dựng hải cảng

Bình luận (0)
BT
6 tháng 3 2017 lúc 15:02

6.

Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản
– Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng
– Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
– Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
+Than: Quảng Ninh
+Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.
+Bô xit, apatit (Lào Cai)
+Đất hiếm, đá vôi…

Bình luận (0)
VU
7 tháng 3 2017 lúc 22:04

Câu 1:

* Địa hình khu vực Đông Nam Á dược chia làm hai phần:

- Phần đất liền:

+ Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc-nam và tây bắc-đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp.

+ Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc-đông nam, Luông Phabăng, Tan, Aracan có hướng bắc-nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo thường có hướng đông - tây.

- Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San.

+ Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.

- Phần hải đảo:

+ Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin.
* Vì: Sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vì thế cảnh quan rừng nhiệt đới ấm chiếm diện tích đáng kế.

Bình luận (0)
KC
11 tháng 3 2017 lúc 21:57

ko pit

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết