Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 16
Số lượng câu trả lời 173
Điểm GP 33
Điểm SP 184

Người theo dõi (63)

LH
UT
ND
LN
NV

Đang theo dõi (95)

FT
LD
DC
H24
GH

Câu trả lời:

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Tại đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. Người tham gia buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học. Người còn tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những biến chuyển mạnh mẽ.

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.


Câu trả lời:

1.

Nguyên nhân:

Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

2.

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng ; nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm.
Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời.
Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến.
3.

. Nguyên nhân phải cải cách đất nước :

+ Do đất nước nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước , thương dân.
+ Muốn đất nước giàu mạnh.
Nội dung cải cách :
+ 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ là nhà cải cách lớn của đất nước : 30 bản điều trần :chấn chỉnh bộ máy quan lại , phát triển công thương nghiệp và tài chính , chỉnh đốn võ bị ,mở rộng ngoại giao , cải tổ giáo dục .
+ 1868 : Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế : mở cửa biển Trà Lý
+ Đinh văn Điền : khai hoang,khai mỏ,phát triển buôn bán ,chấn chỉnh quốc phòng .
+ 1872 : Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển miền Bắc , Trung để buôn bán với nước ngoài .
+ 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch : chấn hưng dân khí , khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

4.

- Kết cục: Những cải cách trên không được thực hiện do triều đình Huế bảo thủ, hơn nữa những cải cahs đó diễn ra lẻ tẻ, rời rạc; nội dung chưa đề xuất đến những cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vẫn đề cơ bản của thời đai như giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của XH Việt Nam thời bấy giờ.

. Ý nghĩa :Cải cách bị từ chối nhưng đã phản ảnh :
+ Gây tiếng vang lớn .
+ Tấn công vào tư tưởng bảo thủ .
+ Phản ảnh trình độ nhận thức của người Việt Nam .
+ Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào duy tân .