Bài 19 : Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV

HB

Câu 1 Em biết gì về Cậu Bé Cờ Lau.
Câu 2 việc Thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn là vì tư tình riêng hay vì lợi ích chung? Dẫn chứng.
câu 3 vị trí và vai trò của phật giáo đối với việc xây dựng và phát triển Vương Triều Lý Trần
Câu 4 điểm nổi bật của chính sách ngụ binh ư nông thời Lý Trần
Câu 5 quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỷ thứ 11 cho đến thế kỷ 21
câu 6 nét nổi bật về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 18
câu 7 thời kỳ Nam Bắc triều ở Việt Nam khác gì với thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Quốc
Câu 8 phân biệt giữa Nhà tiền lê Nhà Hậu Lê và Lê Trung Hưng
câu 9 Em biết gì về mặt Đăng dung
câu 10 Em biết gì về Vua Quỷ Vua lợn
câu 11 Em biết gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm hãy kể một câu chuyện thể hiện tài tiên tri của ông mà em tâm đắc nhất
câu 12 có ý kiến cho rằng những chỉ hướng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên thế chân vạc cho các thế lực phong kiến
Câu 13 Vì sao nói Nguyễn Bỉnh Khiêm có công lớn đầu tiên trong việc mở cõi của nhân dân ta về phương Nam
Câu 14 Vì sao Lý Công Uẩn phải dời đô ra Thăng Long em có nhận xét gì về Chiếu Dời Đô

NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:48

11/

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.

Sinh ra trong gia đình có bố mẹ nổi tiếng học rộng, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên "to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi".

Lên 4 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm... Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bình Khiêm đến tận nơi tầm sư học đạo.

Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy và được chính thầy giao con trai cho nuôi dạy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:49

12/

Những lời bày kế của Nguyễn Khiêm đã cơ bản tạo nên một thế chân vạc của 3 thế lực do:

- Các nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đều thực hiện theo lời của Trạng Trình.

- Nhờ thực hiện theo lời Trạng Trình, 3 nhà cơ bản đạt được mong muốn trước mắt (Mạc bảo toàn được triều đại, Trịnh tiếp tục nắm quyền, Nguyễn thoát khỏi âm mưu sát hại của Trịnh).

- 3 nhà tiếp tục có bước phát triển tiếp theo: Mạc duy trì vương triều trên Cao Bằng, họ Trịnh nối đời làm chúa, họ Nguyễn xây dựng thế lực mạnh phía Nam, sau đó xưng chúa.

- Từ đây đất nước hình thành 3 thế lực lớn: Mạc, Lê Trịnh, Nguyễn.

* Một chút lưu ý, tuy quyền lực nước ta chia làm 3, tạo thế chân vạc, nhưng điều này không hoàn toàn chính xác:

- Thứ nhất, trong nước lúc này có rất nhiều thế lực cát cứ khác (3 thế lực trên là lớn nhất và có tính chính danh hơn, Mạc vẫn được Trung Hoa ủng hộ nhằm chia cắt nước ta, vua Lê được chính danh là vua nước Việt, chúa Trịnh chúa Nguyễn được công nhận làm nhà Chúa).

- Thứ 2, nếu xét về các thế lực phong kiến thực sự lớn thì nước ta có 4 thế lực, ngoài Vua Lê chúa Trịnh, nhà Mạc, chúa Nguyễn, nước ta còn có chúa Bầu, gây dựng thế lực tại Tuyên Quang, có ảnh hưởng lớn đến vùng Tây Bắc.

Vì vậy, nói rằng thế chân vạc giữa 3 thế lực chưa hẳn là chính xác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:49

13/

Nguyễn Bình Khiêm với câu nói nổi tiếng của ông đóng vai trò thúc đẩy nhanh quá trình mở cõi của nhân dân ta

- Từ câu nói của Trạng Trình, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và chủ động Nam tiến mạnh mẽ.

- Từ đây nông dân phiêu tán, người không có nhà cửa, người muốn tránh chiến tranh loạn lạc dần vào Nam theo Nguyễn Hoàng.

- Tiếp nối thành tựu thời Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn về sau tiếp tục công cuộc Nam tiến mạnh mẽ, khai thác vùng đất mới, mở rộng thêm lãnh thổ nước Việt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:50

14/

Vì:

- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Với "Chiếu dời đô" Lý Công Uẩn đã cho ta thấy hình ảnh một vị minh quân luôn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, lo lắng cho cuộc sống, an nguy của muôn dân. Một con người làm việc dựa trên những mục đích chung thiết thực nhất. Đặc biệt ở câu cuối cùng trong bài chiếu : "...các khanh nghĩ thế nào?" chứng tỏ ông là một vị vua muốn và biết lắng nghe ý kiến của quần thần, không hoàn toàn áp đặt, chuyên chế, biết cách thuyết phục mọi người nghe theo những điều tốt đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SK
30 tháng 1 2020 lúc 21:25

Bạn ơi những câu hỏi này là những câu hỏi ngoài sách đấy hả ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
30 tháng 1 2020 lúc 21:33

Câu 1 :

- Cậu bé cờ lau hay

Đinh Tiên Hoàng (chữ Hán: 丁先皇; 22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (丁部領) hoặc có sách gọi Đinh Hoàn (丁桓) (xem mục Tên gọi bên dưới), là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.

Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
30 tháng 1 2020 lúc 21:36

Câu 2 :

- Là vì lợi ích chung do bà hiểu ý nghĩa của việc lấy dân là gốc giúp nhân dân tránh được cuộc nội chiến sẽ xảy ra nếu bà không truyền ngôi cho người có khả năng lãnh đạo đất nước thay cho con trai bà lúc này đã không có khả năng lãnh đạo đất nước, hy sinh lợi ích của dòng họ phá bỏ khái niệm của chế độ phong kiến để cứu đất nước .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
30 tháng 1 2020 lúc 21:50

- Vị trí của đạo phật được truyền bá rất mạnh mẽ vào thời Lý, Trần minh chứng rõ nhất là những vị cao tăng được gọi là bậc thầy mặc dù không được tham gia chính trị nhưng họ được Vua và thái hậu thường mời các vị sư có tiếng vào trụ trì trong thành nội để giảng kinh như Viên Chiếu, Mãn Giác, Huệ Sinh, Chân Không, Giác Hải, Thông Biện, Không Lộ… Không chỉ giảng đạo, họ còn có khả năng chữa bệnh như Không Lộ, Đạo Tuệ, Nguyệt Học…Phật giáo còn được đưa lên làm Quốc giáo .

- Vai tròn của phật giáo với nhà lý , trần là :

+, Phật giáo đánh thức sự tự tín, góp thêm sức mạnh vào niềm tin đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc .

+, Phật giáo làm nên một giai đoạn văn học trầm hùng, thanh thoát và sâu lắng .

+, Tư tưởng vị tha hòa bình mạnh mẽ như khi Lý Thái Tông tha những người em từng có ý định tranh ngôi và thủ lĩnh người Tày Nùng Trí Cao, Lý Thánh Tông tha vua Chiêm Thành là Chế Củ và quan tâm cả tới tù nhân bị đói rét…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
30 tháng 1 2020 lúc 21:54

Câu 5 :

STT

Thời gian

Tên Bộ Luật

Nội dung

1

Thời Lý

Bộ luật Hình thư

- Đây được xem là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước nhà.

- Hình thư gồm 3 quyển, trong đó bao gồm các quy định:

+ Tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại.

+ Biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội.

+ Sở hữu và mua bán đất đai, tài sản, quy định về thuế…

2

Thời Trần

Quốc triều hình luật

- Kế thừa nội dung của Hình thư từ thời Lý và bổ sung và điều chỉnh nhất định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản.

3

Thời vua Lê Thánh Tông

Bộ luật Hồng Đức

- Bao gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển.

- Trong đó, có các nội dung về hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng.

- Đây được đánh giá là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam.

4

Thời Nguyễn

Bộ luật Gia Long

- Bao gồm 398 Điều, chia thành 22 quyển và 6 lĩnh vực.

- Trong đó, có các nội dung quy định về:

+ Tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại.

+ Tội danh và hình phạt.

+ Quản lý dân cư và đất đai.

+ Ngoại giao và nghi lễ cung đình.

+ Tổ chức quân đội và quốc phòng.

+ Xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm.

- Được đánh giá là một trong hai bộ luật tổng hợp có quy mô lớn và nội dung phong phú.

5

09/11/1946

Hiến pháp 1946

- Đây là bản án Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Bản Hiến pháp này khẳng định quyền tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam ta.

- Bao gồm: 7 chương và 70 điều, trong đó có các nội dung quy định về:

+ Chính thể.

+ Nghĩa vụ quyền lợi của công dân.

+ Cơ cấu tổ chức của Nghị viên nhân dân, Chính phủ, HĐND, Ủy ban hành chính và cơ quan tư pháp.

Kể từ ngày 19/12/1946 – Ngày Toàn quốc kháng chiến, Nhà nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản pháp luật, trong đó có 243 sắc lệnh, 46 Thông tư và 12 văn bản khác.

6

01/01/1960

Hiến pháp 1959

- Bao gồm 10 chương và 112 Điều. Trong đó, có các nội dung chính quy định về:

+ Chế độ chính trị, kinh tế và xã hội.

+ Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước.

+ Quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân…

Sau khi Hiến pháp 1959 được thông qua, hoạt động lập pháp của nước ta chỉ quan tâm đến lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, nghĩa vụ quân sự và pháp luật hình sự. Các lĩnh vực khác ít được quan tâm hơn.

7

19/12/1980

Hiến pháp 1980

- Hiến pháp này ra đời nhằm thể chế hóa đường lối chủ trưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

Bao gồm 12 chương và 147 Điều. Trong đó, có các nội dung chính quy định về:

+ Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đáng lẽ sau khi Hiến pháp này thông qua thì hệ thống pháp luật Việt Nam có một khởi sắc mới, tuy nhiên, thực tế hoạt động xây dựng pháp luật sau khi bản Hiến pháp này được thông qua không có được khởi sắc cần thiết.

Hoạt động lập pháp tập trung chủ yếu về các lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật hình sự, lĩnh vực quân sự…

8

18/04/1992

Hiến pháp 1992

- Hiến pháp này khẳng định Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân.

- Bao gồm 12 chương và 147 Điều. Trong đó, có các nội dung chính quy định về:

+Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.

+ Thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ.

- Từ sau khi Hiến pháp 1992 được thông qua, hệ thống pháp luật Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt

9

07/01/2002

Nghị quyết 51/2001/QH10

(sửa đổi Hiến pháp 1992)

Sau gần 10 năm thi hành, Hiến pháp 1992 bộc lộ nhiều thiếu sót và bất cập so với thực tế, Nghị quyết 51 ra đời với mục đích hoàn thiện Hiến pháp 1992.

Khẳng định rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

10

01/01/2014

Hiến pháp 2013

- Bao gồm 11 chương và 120 Điều, trong đó bao gồm các nội dung chính về:

+ Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, giáo dục.

+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Bảo vệ Tổ quốc.

- Hiến pháp 2013 ra đời đánh dấu bước hoàn thiện hoạt động lập pháp của nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
30 tháng 1 2020 lúc 21:57

Câu 9 :

Mạc Đăng Dung hay Mạc Thái Tổ (chữ Hán: 莫太祖 22 tháng 12, 1483 - 22 tháng 8, 1541) là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra triều đại Nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện đánh dẹp các thế lực cát cứ, chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của những người ủng hộ Nhà Lê, thành lập Nhà Mạc và cứng rắn chống lại với những thế lực phò vua Lê ở Thanh Hóa.

Mạc Đăng Dung bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu Võ trạng nguyên trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long dưới triều Lê Uy Mục. Từ một võ quan cấp thấp, nhờ tài thao lược và mưu trí, Mạc Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm 1527 khi được thăng tới chức Thái sư, tước An Hưng vương thời Lê Cung Hoàng. Xuất thân hàn vi, lập thân bằng đường binh nghiệp, Mạc Đăng Dung là người có công đầu trong việc tạo lập lại thế ổn định và đà phát triển của xã hội cũng như chính trường Đại Việt sau hơn 20 năm hỗn loạn đầu thế kỷ XVI.Việc phế bỏ vai trò vương quyền của họ Lê, dòng họ đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử dân tộc, cắt đất cầu hòa, quỳ lạy một viên quan Trung Quốc, nhận lịch sóc Trung Quốc, nhận chức An Nam đô thống ti sứ, tức coi Đại Việt như một tỉnh của Trung Quốc, đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Quan điểm phê phán Mạc Đăng Dung ở Việt Nam đã có sự thay đổi qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Kể từ đầu thời Nhà Nguyễn cho đến thập kỷ đầu thế kỷ XXI, những nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa như Nguyễn Văn Siêu, Lê Văn Hòe, Phạm Văn Sơn, Trần Quốc Vượng, Trần Gia Phụng, Trần Khuê, Trần Lâm Biền, Vũ Khiêu, Văn Tạo, Đinh Khắc Thuân, Nguyễn Gia Kiểng, Phan Đăng Nhật, Trần Thị Vinh là những người đi đầu trong việc đánh giá lại vai trò lịch sử của Mạc Đăng Dung theo hướng cởi mở khách quan hơn thời Lê-Trịnh... Qua những kết quả nghiên cứu liên ngành trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế (như các hoạt động sản xuất, thương mại), văn hóa - tư tưởng, văn học - nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo - tín ngưỡng... đã cho thấy sự ra đời của Nhà Mạc và những động thái chính trị - quân sự của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) là phù hợp với những quy luật phát triển khách quan của bối cảnh bấy giờ, khi nhà Lê đã suy sụp không còn trị nước được nữa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
30 tháng 1 2020 lúc 21:59

Câu 10 :

Vua lợn hay Lê Tương Dực (chữ Hán: 黎襄翼 16 tháng 7 năm 1495 – 8 tháng 5 năm 1516) tên thật là Lê Oanh (黎瀠), là vị hoàng đế thứ chín của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Tương Dực trị vì từ năm 1509 đến năm 1516, tổng cộng 7 năm.

Lê Oanh là cháu nội Lê Thánh Tông và là em họ Lê Uy Mục. Năm 1509, Lê Oanh bị Lê Uy Mục bắt giam. Lê Oanh trốn ra Thanh Hóa, cùng đại thần Nguyễn Văn Lang nổi quân 3 phủ khởi nghĩa, quyết lật đổ Lê Uy Mục. Quân khởi nghĩa tiến ra Đông Kinh, đánh bại và giết Uy Mục. Lê Oanh lên ngôi, đặt niên hiệu là Hồng Thuận (洪順), buổi đầu có một số cố gắng chỉnh đốn triều chính, sửa sang giáo dục, khôi phục văn miếu, biên chép sử sách. Nhưng chẳng bao lâu sau nhà vua lại sa đoạ như Uy Mục trước đây. Đặc biệt, năm 1516, Hồng Thuận sai Vũ Như Tô xây dựng điện 100 nóc, lại xây công trình quy mô lớn là Cửu Trùng Đài, làm nhiều cung điện quy mô hơn xung quanh. Cũng vì vậy, tài nguyên dần suy kiệt, người lao động bị sai đi xây dựng kiệt sức, tạo mầm mống để cho nhiều cuộc bạo loạn xảy ra, tiêu biểu là vụ Trần Tuân (1511) và Trần Cảo (1516) nổi dậy khiến nhà vua và các tướng phải đánh dẹp rất vất vả.

Năm 1516, Nguyên quận công Trịnh Duy Sản bàn mưu Thái sư Lê Quảng Độ và Thượng thư Trình Chí Sâm, đang đêm đem quân vào kinh sư giết chết vua Hồng Thuận. Trịnh Duy Sản giáng Hồng Thuận làm Linh Ẩn vương (靈隱王) rồi lập tông thất Lê Y (黎椅) lên thay, tức Lê Chiêu Tông. Ít lâu sau, Trịnh Duy Sản đi đánh Trần Cảo thì chết trận, Chiêu Tông mới xuống chiếu truy tôn Linh Ẩn vương là Tương Dực đế (襄翼帝).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
30 tháng 1 2020 lúc 22:04

Câu 11 :

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491 – 1585), tên huý là Văn Đạt (文達),[1] tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士),[2] được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam – Bắc triều (Lê – Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535)[3] và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi thăng tới “Trình Quốc công” (程國公)[4][5] mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.[6] Dưới thời phong kiến của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm văn nhân Nho gia điển hình (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận) được phong tới tước Công ('Quận công' hay 'Quốc công') ngay từ lúc còn sống. Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm gần 20 năm trước khi ông mất. Sự thật lịch sử này căn cứ vào 3 tấm văn bia do chính ông soạn lúc đã cáo quan về quy ẩn tại quê nhà Trung Am ở độ tuổi ngoài 73 và hiện còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình.[7][8][9] Việc phong tước hiệu Quốc công cho Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay từ lúc sinh thời có thể xem là bằng chứng của sự trân trọng vô cùng lớn mà vua Mạc dành cho ông. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một nhận định sai sót là Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ được truy phong tước hiệu Quốc công sau khi ông đã qua đời. Đạo Cao Đài sau này cũng phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân.

Xét một cách toàn diện lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, nhiều người đã gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là "cây đại thụ văn hóa dân tộc", hay nói theo cách khác, ông đã được xem là đại diện tiêu biểu nhất của lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam trong thế kỷ nhiều biến động lớn này.[10][11] Cùng với một nhân vật nổi danh khác của xứ Hải Đông là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là một trong số những tác gia văn học thực sự lớn đầu tiên của Việt Nam.[12] Đó là những người mà tác phẩm của họ có sự dồi dào về số lượng, phong phú về thể tài và có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát triển của một nền văn học, đặc biệt là trong văn học viết. Một yếu tố quan trọng nữa ở các tác gia này là phần lớn tác phẩm của họ vẫn còn được lưu truyền qua nhiều biến động của lịch sử để hậu thế ngày nay có thể nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối toàn diện về sự nghiệp văn chương của họ. Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đánh giá là người xứng đáng kế thừa và phát triển ngôn ngữ thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi,[13][14][15] góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du. Hai tập thơ của ông là Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm) được coi là thành tựu lớn của thơ văn trung đại Việt Nam, mở đầu cho một dòng thơ ca "chạm chân vào hiện thực", đã quan tâm mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường, là một cống hiến lớn của văn học thời Mạc đối với tiến trình phát triển và hoàn thiện của thơ văn dân tộc.[16][17] Xét về nhiều mặt, có thể xem ông là người đi khai phá có công khơi mở nhiều hướng phát triển mới cho thơ ca Việt Nam, trong đó có những dòng thơ mang đậm tính tuyên truyền đạo lý - suy tưởng triết lý - cảm hứng thế sự (tiệm cận với hiện thực đa diện của xã hội đương thời) sẽ có điều kiện phát triển mạnh ở các thế kỷ sau ông như lịch sử thơ văn Việt Nam đã ghi nhận.

Ngoại trừ quãng thời gian dưới 10 năm thời thơ ấu có thể xem là bình yên cuối triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống gần trọn thế kỷ 16, một thế kỷ nhiều biến chuyển mang tầm ảnh hưởng chưa từng có trước đó trong lịch sử dân tộc, mà ông vừa là nhân chứng vừa là nhân tố quan trọng tạo nên chúng. Là một người xuất thân từ tầng lớp trí thức quan lại nhưng cả cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa bao giờ coi việc làm quan là lý tưởng cao nhất của sự nghiệp, cũng như là một nhà nhân đạo chủ nghĩa ông luôn đề cao tư tưởng thân dân trong sách lược trị nước.

Ông cũng được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài,[18][19] với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ.[20][21][22] Những lời cố vấn nổi tiếng của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, Lê-Trịnh, Nguyễn (nói theo lời của danh sĩ Nguyễn Thiếp là phiến ngữ toàn tam tính)[23] đã có ảnh hưởng to lớn, mang tính bước ngoặt đối với tiến trình của lịch sử dân tộc và từ đó tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của cả khu vực Đông Nam Á trở về sau. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược thấu suốt về chủ quyền của đất nước trên biển Đông ngay từ thế kỷ 16.[24][25] Ông cũng có thể là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam – với tư cách là quốc hiệu của dân tộc – một cách có ý thức nhất thông qua di sản thơ văn của ông còn lưu lại đến ngày nay.[26][27] Do đó người đời sau coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Không chỉ dân gian mà 2 bộ chính sử của nhà Nguyễn là Đại Nam nhất thống chíĐại Nam thực lục tiền biên (đều do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) cũng xác nhận năng lực dự đoán - tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác động của ông đến quyết định Nam tiến của Nguyễn Hoàng.

- Câu chuyện về tài trí Nguyễn Bỉnh Khiêm :

Tối 30 tết năm ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngồi đàm luận lý số với một người học trò từ xa đến, bỗng ngoài cửa có tiếng gọi cửa. Ông sai gia nhân ra bảo người đó chờ chút.

Trong khi đó, ông và người học trò ngồi bấm quẻ để xem thử người gõ cửa có chuyện gì. Cả hai thầy trò đều bấm vào quẻ “thiết đoản mộc tràng”, nghĩa là “sắt ngắn gỗ dài”. Ông hỏi học trò:

“Anh đoán người đó vào đây để làm gì?”

Anh học trò trả lời:

“Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài theo ý con, người này vào đây chắc chắn chỉ mượn có cái mai đào đất. Chứ ngoài ra không có cái gì sắt ngắn gỗ dài nữa đâu”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cười:

“Tôi đoán anh ta vào mượn cái búa”.

Quả nhiên người gõ cửa vào mượn cái búa thật. Anh học trò hỏi lý do thầy đoán đúng. Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích:

“Như anh bấm quẻ cũng là giỏi nhưng mức đoán còn thấp. Anh nói sắt ngắn gỗ dài mà đoán vậy thử hỏi 30 tết, người ta đến đây mượn mai để làm gì? Tôi đoán người ta đến mượn cái búa để họ bổ củi nấu bánh chưng. Bấm que đã trúng, nhưng phán đoán phải cơ biến, linh hoạt mới tránh được sai lầm”.

Người học trò nghe xong rất khâm phục tài nghệ thầy mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
30 tháng 1 2020 lúc 22:09

Câu 14 :

- Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:42

1/Cậu bé cờ lau, tức vua Đinh Tiên Hoàng, vua lên là Đinh Bộ Lĩnh, con của thứ sử Hoan châu Đinh Công Trứ, vua quê ở Ninh Bình.

Thời kỳ xảy ra loạn 12 sứ quân, vua cát cứ ở Ninh Bình, sau làm con nuôi sứ quân Trần Lãm và đứng đầu toàn quân, vua được gọi là Vạn Thắng Vương. Vua dần dẹp loạn toàn bộ 12 sứ quân, thống nhất đất nước năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, niên hiệu Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư Ninh Bình.

Năm 979, Hoàng đế và con trai là Đinh Liễn bị thái giám Đỗ Thích sát hại. Con trai vua là Đinh Toàn nối ngôi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:43

3/

Vị trí vai trò của Phật giáo với việc xây dựng và phát triển vương triều Lý Trần

* Về vị trí:

- Phật giáo giữ vai trò quan trò quan trọng đứng đầu trong tam giáo.

- Là hệ tư tưởng chính trong việc quản lý xã hội.

* Vai trò:

- Góp phần ổn định xã hội, tư tưởng Phật giáo giúp 2 triều đại thống nhất tư tưởng về mặt xã hội, ổn định xã hội, giảm nguy cơ loạn lạc.

- Phật giáo giúp 2 triều đại ổn định về mặt chính trị.

- Phật giáo có nhiều đóng góp quan trọng về mặt giáo dục.

- Thậm chí Phật giáo phần nào còn là bệ đỡ cho chính Nho giáo.

- Sự phát triển của Phật giáo kéo theo sự phát triển của các ngành như văn học, mỹ thuật, kiến trúc, hội họa. Đưa văn học Lý Trần phát triển lên một tầm cao.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:45

4/ Điểm nổi bật :Với chính sách này nhà nước luôn duy trì một lực lượng quân đội cần thiết, đồng thời lại có số quân dự bị đông đảo tại các làng xã, sẵn sàng huy động khi có chiến tranh. Qua đó giảm thiểu tối đa những gánh nặng cho triều đình và nhân dân trong việc nuôi quân, đồng thời vẫn ổn định sản xuất, phát triển kinh tế đất nước. Chính sách này cũng giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước, giữa yêu cầu phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:46

6/

- Nghệ thuật đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Vận dụng tối đa yếu tố ngoại cảnh.

- Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

- Khai thác triệt để điểm yếu của giặc, phát huy tối đa sở trường của ta.

- Luôn chủ động trước quân xâm lược: tấn công chủ động, phòng ngự chủ động tích cực.

- Hài hòa giữa quân sự và kinh tế (ngụ binh ư nông).

- Xây dựng lực lượng quân đội đa dạng (quân triều đình, quân địa phương cùng các lực lượng khác).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:46

8/

Nhà Hậu Lê (1427-1789) do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ 10. Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn:

- Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.

- Nhà Lê trung hưng(1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê; kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.

Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:47

9/Mạc Đăng Dung (1527-1529) Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. Ông bà Mạc Hịch - Đặng Thị Hiến sinh được 3 người con trai là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Đốc và Mạc Đăng Quyết. Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483. Thời trẻ, Mạc Đăng Dung có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô. Ông xuất thân từ một thanh niên nghèo, làm nghề đánh cá, trong một dịp đi thi võ ở kinh đô đã trúng Đô lực sĩ và được sung vào Châu túc vệ chuyên cầm dù đi theo vua. Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường hoan lộ, năm 1511 mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng tả đô đốc. Trải qua 3 đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương. Lợi dụng lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc. Cũng như nhà Trần, tháng 12 năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh làm vua, còn mình làm Thái thượng hoàng. Lúc đó Mạc Đăng Dung mới 46 tuổi. Mạc Đăng Dung mất tháng 8 năm Tân Sửu - 1541, thọ 59 tuổi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
31 tháng 1 2020 lúc 10:48

10/

Lê Uy Mục (1488-1509), là vị vua thứ 8 của triều Hậu Lê trong. Ông được xem là một vị vua tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương.

Lê Uy Mục không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả. Triều chính suy yếu, cung đình đều bị nhơ nhuốc. Ông một tay dần giết hại các đại thần, nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn. Thậm chí từng giết chết cả tổ mẫu.

Năm 1509, Giản Tu công Lê Oang, con trai của chú Uy Mục phất cờ nổi dậy ở Thanh Hóa, dẫn binh tràn vào kinh thành, phế truất và bắt giam Uy Mục. Cuối cùng, Uy Mục uống thuốc độc tự sát, xác bị giã nát, nhét vào súng bắn thành tro bụi.

Vua Lợn

Lê Tương Dực (1495-1516) tên húy là Lê Oanh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê, ông trị vì từ năm 1509-1516. Tổng cộng 7 năm.

Sau khi Lê Uy Mục giết hại tông thất, Lê Oanh bị bắt giam, nhưng sau đó Lê Oanh muốn chạy thoát ra ngoài, mới đem của cải đút lót với người cai ngục. Người cai ngục được tiền, liền thả cho ông chạy thoát. Lê Oanh một mình chạy trốn vào thành Tây Đô (Thanh Hóa) dấy binh khởi nghĩa chống lại Uy Mục.

Ngày 28 tháng 11 năm 1509, Lê Uy Mục bị một vệ sĩ cũ bắt được trên đường trốn chạy, nộp cho Giản Tu công Lê Oanh. Sau khi Uy Mục tự tử Lê Oanh vì căm việc Uy Mục sát hại gia quyến mình rất thảm khốc, mới sai người để xác cựu Hoàng vào miệng súng lớn, rồi cho bắn nổ tan xác.

Sau khi tiêu diệt Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua vào ngày 4 tháng 12 năm 1509. Trong giai đoạn đầu, vua chăm lo trị nước. Tuy nhiên về sau càng sa đọa. Bàn về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:

“Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm.

Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HB
2 tháng 2 2020 lúc 19:04

cảm ơn mọi người

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
LU
Xem chi tiết
IK
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
VU
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
1S
Xem chi tiết