VY

Cảm nhận về đoạn thơ sau :

" Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa 

Của sông Kinh Thầy 

...........................

Cua noi lên bờ

mẹ em xuống cấy

( trần Đăng Khoa , Hạt gạo làng ta )

VY
11 tháng 4 2016 lúc 19:58

Mình đang cần gấp

eoeo

Bình luận (0)
KL
9 tháng 11 2017 lúc 19:52

Trần Đăng Khoa sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc tỉnh Hải Dương, từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là “thần đồng thơ trẻ” vì lúc Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời nhiều bài thơ, tập thơ hết sức sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc. Hạt gạo làng ta ……………….. Mẹ em xuống cấy.
Mở đầu bài thơ tác giả cho ta thấy rất rõ những cảnh vật, hình ảnh rất quen thuộc ở vùng quê, nông thôn nước ta." Hạt gạo làng taCó vị phù saCủa sông Kinh ThầyCó hương sen thơmTrong hồ nước đầyCó lời mẹ hátNgọt bùi đắng cay…”Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được " vị phù sa". " hương sen thơm" trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ.Làm ra hạt gạo thật gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:" Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay Bốn câu thơ cuối của khổ thơ thứ hai có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá cờ" thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.Nước nóng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:"Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ. "" Cua ngoi lên bờ" không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:" Cua ngoi lên bờ,Mẹ em xuống cấy…"Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.
muôn phần."Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng Khoa đã nói thực tế hơn. " Hạt gạo làng taCó bão tháng bảyCó mưa tháng baGiọt mồ hôi saNhững trưa tháng sáuNước như ai nấuChết cả cá cờCua ngoi lên bờMẹ em xuống cấy… "Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn (bán mặt cho đất, bán lưng cho trời) để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình.
đoạn thơ quả là một hình ảnh đẹp và vô cùng tuyệt vời . Hạt gạo được con người chế biến ra nhiều loại lương thực, bao thứ bánh trái, với hương vị đậm đà, ngọt ngào khác nhau, và thật phong phú theo từng vùng miền của quê hương đất nước. Ta chỉ có thể cảm nhận một cách đầy đủ khi đã được đôi lần đi qua và thưởng thức. Thật thú vị khi được ngòi quanh bếp lưa hồng, với cái lanh se se vào cuối đông để canh chừng một nồi bánh chưng chờ cho bánh chín rền trong những ngày đón xuân sắp đến.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NV
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết