cảm nhận của em về cô bé bán diên trong đoạn trích:" Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa. Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại một chút. Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác, sát mái nhà và, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra. Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.": bằng 1 đoạn văn khoảng 6 câu
Em tham khảo đoạn văn dưới đây nhé!
Cô bé bán diêm trong đoạn trích trên được khắc họa là một vô bé vô cùng bất hạnh. Bằng biện pháp tương phản đối lập, tác giả An-đéc-xen đã cho thấy sự khác biệt giữa thế giới xung quanh và cảnh ngộ của cô bé. Vào đêm giao thừa, đáng nhẽ cô bé bán diêm phải như bao đứa trẻ khác, được vui vầy hạnh phúc bên gia đình, thế mà em phải chịu đói, chịu rét để đi bán diêm. Bà em đã mất, gia đình tiêu tán, em và cha phải đến ngôi nhà tăm tối, lạnh lẽo để sống. Người cha không yêu thương em, người cha tàn nhẫn chửi rủa, mắng nhiếc em. Nhân vật cô bé bán diêm đã gợi bao thương cảm, xót xa trong lòng bạn đọc.