Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

TP

Bạn nào biết cảm nhận của em về một bài ca dao không giúp mình với

H24
1 tháng 11 2017 lúc 4:57

Đề bài ví dụ:

Cảm nghĩ về bài ca dao: Con cò mà đì ăn đêm, Đậu phái cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vói tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

DÀN Ý CHI TIẾT

A, Mở bài:

-Trong các bài ca dao xưa thì hình ảnh con cò là một trong những hình ảnh quen thuộc, vì con cò thường gắn với ruộng đồng. Và có lẽ bỏi vậy mà hình ảnh con cò luôn luôn gắn với cuộc sống lam lũ của người nông dân, người phụ nữ Việt xưa.

-Nêu câu ca dao cần cảm nhận:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

B, Thân bài:

-Nói đôi nét về hình ảnh con cò trong ca dao

+Con cò luôn luôn gần gũi, thân thiết với đồng ruộng, với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao.

+Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con.

>>> Hình ảnh con cò ẩn dụ nói chuyện sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp.

+Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan điểm: Thà chết trong còn hơn sống đục.

Trong ca dao xưa, thì dường như việc người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ là bình thường và quen thuộc. Bởi có lẽ vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn.

-Bài ca dao gợi ra cho ta liên tưởng tới sự vất vả, cực nhọc của người phụ nữ lao động xưa kia.

+Tình cảnh của con cò được nhắc đến trong câu hát là tình cảnh của người đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt, không may gặp rủi ro và lâm nạn.

+Từ hình ảnh con cò mọ lặn lội để tìm mồi để nuôi đàn cò con bé bỏng , thì tác giả dân gian như đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cơm áo cho cả gia đình.

-Thông thường, thì cò chỉ kiếm ăn vào ban ngày chứ không phải ban đêm như loài vạc. Kiếm ăn ban đêm là điểu trái hẳn lại với tập tính của loài cò.

+Tình cảnh của cò mẹ trong hai câu đầu dường như đó mới chỉ là cái nền để thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc những điều người xưa muốn nói qua ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật trong bốn câu sau. Chi tiết này đã chứa đựng đầy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, thành một bi kịch thương tâm gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc.

+Ta sẽ vẫn mãi cảm kích nhớ đến mẹ cha, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm, cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay, oan ức.

>>>Người Việt Nam ta luôn luôn đòi hỏi tinh thần của mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm. Một dân tộc Việt Nam như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục được chứ?

C, Kết luận

-Bài ca dao như một lời dặn dò, trăng trối nghe đến thật nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng

>>>Cái lẽ làm người trong sạch đó như sẽ còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn của dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương – đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đêm, bài ca dao màu nhiệm đến tận ngày nay.

Bình luận (0)
PL
1 tháng 11 2017 lúc 22:57

Cảm nghĩ về bài ca dao:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

BÀI LÀM:

Mở bài:Không hiểu và biết rõ nguồn gốc xuất xứ của bài ca dao này nhưng lại có rất nhiều người cho rằng đây là 1 trong những bài ca dao hay nhất nói về loài hoa sen trong kho tàng ca dao Việt Nam:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."

Thân bài:

1.Hình ảng bông hoa sen trong bài ca dao trên vừa được miêu tả mang tính chất cụ thể và chân thực, vừa được miêu tả mang tính chất tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi loài hoa sen là tác giả dân gian cũng đang ca ngợi con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý từ bao đời nay: Luôn tự hào, tự tin về bản thân mình; luôn giữ phẩm chất thanh cao, tâm hồn sạch sẽ dù hoàn cảnh sống có khó khắn, nghiệt ngã đến mấy! Bài ca dao được viết theo thể thơ lục - bát rất quen thuộc trong văn thơ Việt Nam. Bài chỉ gồm có 4 câu nhưng mỗi câu lại mang một ý nghĩa rất khác nhau: Ở câu 1, tác giả giới thiệu khái quát về loài hoa sen - 1 loài hoa ưa sống trong đầm lầy, nơi có nhiều bùn đất. Tiếp đến câu 2 và câu 3, tác giả đi miêu tả thực cụ thể các bộ phận của bông hoa sen. Ở câu 4 cũng là câu kết bài, tác giả dân gian đã nói đến hương thơm của loài sen, một mùi hương rất thanh cao và quý phái.

2.Trong câu thơ đầu tiên của bài ca dao, tác giả dân gian đã viết: " Trong đầm gì đẹp bằng sen" như muốn khẳng định hoa sen là loài hoa đẹp nhất trong đầm lầy. Bằng biện pháp sử dụng câu hỏi tu từ khéo léo để lôi cuốn người đọc, người nghe để đạt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức giống như bản thân mình rồi mới so sánh, cân nhắc, nhận xét và rút ra kết luận không thể nào khác. Đến câu thơ thứ 2 và thức 3, tác giả viết: "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng./Nhị vàng, bông trắng, lá xanh" như lời minh chứng cho lời kết luận sen là loài hoa đẹp nhất trong đầm lầy. Để minh chứng cho lời nói ấy là đúng tác giả dân gian đã miêu tả loài hoa sne từ ngoài vào trong: lá xanh -> bông trắng -> nhị vàng và từ trong ra ngoài: nhị vàng -> bông trắng -> lá xanh. Đọc đến đây, ta như cảm nhận được hình ảnh của tác giả dân giân đang cầm trên tay 1 cành hoa sen và ngắm nhìn từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài với một sự thích thú đến say mê, lưu luyến. Màu sắc của sen mới thật đáng để ta khâm phục!Ở gần bùn lầy mà hoa sen chẳng có màu sắc của bùn lầy mà còn ngược lại, không phải thứ màu nâu của đất hay màu đen của bùn, lá sen xanh mượt,cánh sen trăng trắng hay nhị sen vàng tươi đều mang màu sắc hết sức tươi sáng. Ở câu thơ thứ 4 cũng là câu thơ kết bài, tách giả dân gian đã viết: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn." Đây là 1 câu thơ mnag tính chất ẩn dụ tượng trưng. Trước hết là tả thực về hương thơm của hoa sen. Trong đầm lầy, tưởng như sen có thể bị ngấm thứ mùi hôi tanh đặc trưng của đầm lầy nhưng kì lạ thay, loài hoa thanh cao ấy lại mang hương thơm quyến rũ làm sao. Từ lá sen xanh, búp sen trắng đến những cánh sen xinh xinh đều tỏa ra hương thơm ngan ngát. Có thể coi đây là đỉnh điểm của nội dung bàu ca dao. Thiếu câu này, hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa nhân sinh.

3.Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ của nó.Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen và ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm ca quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.

Kết bài:Sen sống trong đầm lầy mà vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp thanh cao, hương thơm quyến rũ và vẫn được mọi người rất mực yêu quý, ấy mới thật xứng là loài hoa đẹp nhất, thanh cao nhất trong các loài hoa. Người Đồng Tháp thật có lí khi nói:

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ."

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
BV
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
JT
Xem chi tiết
JT
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết