a/ Cô cạn dung dịch nước muối đến 120oC, hơi nước sẽ bay lên và muối sẽ kết tinh ở đáy cốc.
b/ Đặt nam châm ở gần trên mặt đĩa đựng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh. Đảo đều hỗn hợp. Sắt sẽ bị nam châm hút lên trên, dưới đĩa còn lại lưu huỳnh.
c/ Đương nhiên, ta dễ dàng tách được nước ra khỏi dầu hoả. Vì dầu hoả nhẹ hơn nước nên dầu hoả sẽ nổi lên trên và nước ở phía dưới. Hớt hết lớp dầu hoả trên bề mặt hỗn hợp, còn lại là nước.
d/ Vì cát không tan trong nước và cũng không tan trong dầu nên thực hiện y hệt phần c/ để tách dầu hoả ra trước. Còn lại hỗn hợp cát và nước, đổ lên phễu lọc. Nước sẽ chảy xuống dưới và cát sẽ lắng trên phễu lọc.
e/ Vì đồng không bị nam châm hút nên tách sắt ra khỏi đồng cũng làm tương tự như tách sắt ra khỏi lưu huỳnh trong phần b/.