Ôn tập Tam giác

TN

Bài 1: Cho tam giác ABC Cân tại A, các đường phân giác BD, CE (D thuộc AC, E thuộc AB). Chứng minh rằng BDEC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên

Bài 2: Hình thang ABCD (AB // DC) có góc ACD=BDC. Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân

Mình đang cần gấp trong hôm nay ai biết giải giúp mình với nhé! Mình cảm ơn nhiều

HN
4 tháng 8 2017 lúc 13:49

A B C E D 1 2 2 1 1

\(\Delta ABC\) cân tại A \(\Rightarrow\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)

\(\widehat{B_1}=\widehat{B_2}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}\) (BD là tia phân giác \(\widehat{ABC}\))

\(\widehat{C_1}=\widehat{C_2}=\dfrac{\widehat{ACB}}{2}\) (CE là tia phân giác \(\widehat{ACB}\))

Suy ra: \(\widehat{B_1}=\widehat{B_2}=\widehat{C_1}=\widehat{C_2}\)

Xét hai tam giác ABD và ACE có:

AB = AC (\(\Delta ABC\) cân tại A)

\(\widehat{A}\): góc chung

\(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\left(cmt\right)\)

Vậy \(\Delta ABD=\Delta ACE\left(g-c-g\right)\)

\(\Rightarrow\) AD = AE

\(\Rightarrow\) \(\Delta ADE\) cân tại A

Ta có: \(\widehat{E_1}+\widehat{D_1}+\widehat{A}=180^o\) (tổng ba góc trong tam giác)

\(\widehat{E_1}+\widehat{D_1}=180^o-\widehat{A}\)

\(\widehat{E_1}=\widehat{D_1}\) (\(\Delta ADE\) cân tại A)

Suy ra: \(2\widehat{E_1}=180^o-\widehat{A}\Rightarrow\widehat{E_1}=\dfrac{180^o-\widehat{A}}{2}\) (1)

Tương tự: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\) (tổng ba góc trong tam giác)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A) nên \(\widehat{B}=\dfrac{180^o-\widehat{A}}{2}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat{E_1}=\widehat{B}\)

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên ED // BC

Do đó tứ giác BEDC là hình thang có \(\widehat{B}=\widehat{C}\) nên BEDC là hình thag cân

Mặt khác: \(\widehat{E_2}=\widehat{C}_2\) (so le trong và ED // BC)

\(\Rightarrow\widehat{E_2}=\widehat{C_1}\) (do \(\widehat{C_2}=\widehat{C_1}\))

\(\Rightarrow\Delta DEC\) cân tại D

Do đó: ED = EC.

Bình luận (0)
HN
4 tháng 8 2017 lúc 13:57

1 1 1 1 A B C D E

Tứ giác ABCD là hình thang (AB // CD) (1)

Gọi E là giao điểm hai đường chéo AC và BD

Do \(\widehat{D_1}=\widehat{C_1}\left(gt\right)\) nên \(\Delta EDC\) cân tại E

Suy ra: ED = EC
Mặt khác: \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{A_1}=\widehat{C_1}\\\widehat{B_1}=\widehat{D_1}\end{matrix}\right.\) (so le trong và AB // CD)

\(\Rightarrow\widehat{A_1}=\widehat{B_1}\)

Do đó: \(\Delta EAB\) cân tại E

\(\Rightarrow\) EB = EA

Từ đó: ED + EB = EC + EA hay BD = AC (2)

Từ (1) và (2) suy ra: tứ giác ABCD là hình thang cân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
37
Xem chi tiết
EJ
Xem chi tiết
QM
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết