Bài viết số 5 - Văn lớp 9

DP

Ai giúp e làm đề này với ạ???

đề bài: nghị luận về hiện tượng hâm mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay

NN
13 tháng 1 2018 lúc 19:40
Mở bài:

Hiện tượng cuồng thần tượng đến mê muội không chỉ sảy ra trong giới trẻ ở Việt Nam mà còn khá phổ biến ở một vài nước trên thế giới. Việc ngưỡng mộ thần tượng ở mức độ hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích nhưng mê muội quá đáng là một thảm hoạ tới sức khoẻ và tâm lí và nhân cách con người. Đây là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra hơn thập kỉ qua. Trong những năm gần đây, với xu thế quốc tế hóa cao độ, sự phát triển mãnh mẽ của nền công nghệ thông tin và các phương tiện giả trí càng cho vấn đề nay trở nên nghiêm trọng đến mức đáng báo động.

Thân bài: Thần tượng là gì?

Thần tượng là trạng thái tinh thần quý trọng hay tôn sùng một người nào đó một cách say mê. Người được thần tượng là những cá nhân hay tập thể được nhiều người biết đến và hâm mộ. Họ xuất thân trong nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, khoa học, chính trị, thể thao… Ở họ có một sức lôi cuốn mãnh liệt, khiến người khác say mê, cuồng nhiệt.

Fan cuồng thần tượng là gì?

Fan cuồng hay còn gọi là người hâm mộ, ái mộ, fan hâm mộ,.. Đây là tên gọi chỉ chung cho một nhóm đông người cùng chung một ý thích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt đến quá khích cho một thần tượng nào đó. Fan cuồng thần tượng có thể hình thành do say mê quá mức hoặc do lôi kéo, ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông.

* Thực trạng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay:

Ngày nay, hình ảnh các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, vận động viên,… xuất hiện khắp mọi nơi. Từ màn ảnh truyền hình, Internet, đến các trang báo, khu mua sắm đều xuất hiện các gương mặt sáng giá trong ngành giải trí. Một mặt, nó làm cho hoạt động nghệ thuật của họ đến gần công chúng hơn. Nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự tăng cao của hiện tượng tôn thờ người nổi tiếng một cách mù quáng.

Hiện tượng người hâm mộ cuồng tín có ở khắp nơi trên thế giới. Một số ví dụ điển hình có thể nói đến như John Hinckley. Chỉ vì hâm mộ quá khích của nữ diễn viên người Mỹ Jodie Foster, anh ta đã ám sát tổng thống Ronaldd Reagan. Hành động tàn bạo và liều lĩnh này chỉ với mục đích là “làm Jodie Foster ấn tượng”.

Tại Trung Quốc, người cha của Dương Lệ Quyên đã tự tử với mong muốn con gái được gặp thần tượng Lưu Đức Hoa. Ở Vệt Nam, nhiều bạn trẻ tỏ ra quá khích, mất kiểm soát bản thân khi tiếp xúc với các thần tương K-Pop Hàn Quốc. Giới trẻ khắp nơi trên thế giới gần như rơi vò một trạng thái thiếu kiểm soát tinh thần trước làn sóng của sự lăng-xe công nghệ. Chỉ vì hâm mộ thần tượng mà họ bất chấp bản thân, gia đình và cả việc làm phậm pháp. Tất cả chỉ để được tiếp cận, ngắm nhìn và tung hô mà thôi.

Giới trẻ thường xem thần tượng như mẫu hình lí tưởng cần phải học hỏi. Vì thần tượng vốn có những phẩm chất nổi bật và đặc biệt trong lĩnh vực của họ. Giới trẻ có thể bắt chước tính cách, ngoại hình, hành động và lối sống của thần tượng với mong muốn trở nên giống với thần tượng. Vì thế, thần tượng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều người. Ngay cả khi xa cách về mặt địa lý và quan hệ xã hội, tầm ảnh hưởng của thần tượng vẫn mạnh mẽ. Thậm chí, có những người còn tạo ra mối quan hệ tưởng tượng với thần tượng vì sự xuất hiện liên tục của thần tượng trên truyền thông. Đặc biệt là trong giới truyền hình. Vì nó tạo cảm giác thần tượng đang nói chuyện trực tiếp với họ.

Sự hoang tưởng tinh thần là một trạng thái rất dễ thấy của các fan cuồng. Họ có thể khóc, có thể cười, tung hô, gào thét khi thấy thần tượng của mình xuất hiện ở đâu đó. Họ sẵn sàng đứng đợi nhiều giờ liền chỉ để mua một tấm vé. Họ có thể quên ăn quên ngủ chỉ để đón đợi các sự kiện từ thần tượng của mình, Ngày đêm theo dõi không ngừng nghỉ.

Thật không lạ gì khi trong phòng của họ lưu giữ rất nhiều hình ảnh người mà họ tôn thờ. Sự thật, sùng mộ thần tượng đã trở thành một bệnh lí thần kinh khó chữa.

* Nguyên nhân hình thành và phát triển các “Fan” cuồng thần tượng:

Nguyên nhân sâu xa khiến nhiều teen cuồng thần tượng tới mức “bệnh” là các em chưa tìm đúng con đường đi cho mình. Cộng với sự tác động từ môi trường sống và giáo dục gia đình. Nhiều gia đình chiều chuộng con cái quá mức cần thiết. Điều đó khiến các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa và các hoạt động giải trí. Với việc sở hữu một chiếc tivi và một cái điện thoại cảm ứng là các em đã có cả thế giới trong tầm tay.

Thế giới ấy diễn ra những hoạt động âm thầm và lặng lẽ. Nó kín đáo đến nỗi các bậc phụ huynh cũng không nhận ra nếu không quan tâm. Thực sự là, một thế giới ảo tồn tại song song với hiện thực đã hình thành và từng bước chiếm lĩnh các dân cư của nó.

Một nguyên nhân khác là do sức ép học tập từ phía gia đình, nhà trường lên học sinh rất lớn. Nhiều em thấy học là vì cha mẹ ép chứ không phải cho chính mình nên không hứng thú. Trong khi đó, thế giới giải trí lại có nhiều điều hấp dẫn. Trẻ mong muốn được như thần tượng, theo đuổi sở thích cá nhân, thoải mái vui chơi, ăn mặc đẹp… Ở đó chỉ có sự tung hô, mời gọi, tự do buông thả và làm những điều mình muốn.

Với bản chất của xã hội ngày nay, người có tiền thường thắng thế trong các cuộc đua chiếm lĩnh người hâm mộ. Thật không lạ gì với những kiểu lăng-xe đình đám của các ca sĩ, người mẫu, diễn viên một cách lố lăng, kịch cỡm. Họ lợi dụng tâm lí dễ dãi, thiếu hiểu biết của khán giả để diễn trò. Dĩ nhiên, phần lớn trong số họ đã bị loại thải vì không có thực lực. Thế nhưng, số còn lại vẫn đang bày đủ mọi chiêu trò để làm cho giới trẻ ngày thêm sùng mộ để thu lời.

Ngoài xã hội lại ít có những hình tượng mẫu mực trong các lĩnh vực để giới trẻ ngưỡng mộ. Trong khi nhiều phương tiện truyền thông tập trung tung hô những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng nên càng khiến giới trẻ bị lệch lạc. Ở gia đình, người lớn chưa thật sự có ý thức xây dựng hình tượng của mình trong mắt con cái, khiến trẻ không phục.

Việc tung hô, quảng cáo quá mức các nhân vật công chúng nhằm thu lợi của các phương tiện truyền thông khiến cho việc cuồng thần tượng diễn ra quá mức, khó kiểm sát. Hầu hết, giới trẻ tương tác, gặp gỡ thần tượng của mình trên internet thông qua các diễn đàn. Sự câu kết giữa nhiều nhân vật và các công ty truyền thông đã đưa ra những thông tin lệch lạc, không hữu ích. Tất cả chỉ để lôi kéo, cuốn hút giới trẻ vào các hoạt động tiêu dùng, giải trí khiến cho giới trẻ ngày càng sa ngã.

* Lợi ích của việc hâm mộ thần tượng:

Thần tượng một nhân vật nổi tiếng chưa hẳn là không có lợi. Một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy người thần tượng ca sĩ nhạc Pop và vận động viên có khả năng dự đoán, làm việc, học tập, lòng tự trọng và sự thấu hiểu bản thân không cao. Trong số đó, những người tiếp xúc nhiều với giọng nói và hình ảnh của thần tượng qua truyền hình và radio thấu hiểu bản thân thấp nhất.

Trong khi đó, những người chọn thần tượng là những người gần gũi trong cuộc sống như các thành viên gia đình, thầy cô và những người không nổi tiếng lại thể hiện mức độ thành đạt học tập và lòng tự trọng cao hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận sự ngưỡng mộ những người gần gũi trong cuộc sống mang đến lợi ích thực và ảnh hưởng tốt hơn tới đời sống thanh thiếu niên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sự thần tượng đúng đắn sẽ giúp con người định hướng suy nghĩ và hành động tốt hơn trong cuộc sống.

* Tác hại của việc hâm mộ thần tượng quá mức:

Quá trình từ hâm mộ trở thành cuồng tín trải qua theo thời gian. Dần dần trong quá trình tìm hiểu thần tượng, người hâm mộ sẽ bắt đầu có những hành động quá khích. Những động cơ của các hành động này có nguyên tắc khá giống các chất gây nghiện. Ban đầu, người hâm mộ tìm kiếm bản thân, xây dựng nhân dạng dựa trên một hình mẫu có sẵn (thần tượng của họ). Sau đó, họ bắt đầu có những hành vi đánh mất bản thân để có thể đồng hóa với thần tượng. Ví dụ tưởng tượng thần tượng yêu mình hay sự sống của thần tượng phụ thuộc vào mình.

Ngoài ra, biểu hiện tôn thờ thần tượng quá mức có thể liên quan đến việc phạm pháp. Sự suy giảm lòng tự trọng có liên hệ với mức độ phá vỡ quy tắc xã hội. Thấu hiểu bản thân thấp liên hệ với hành vi phạm pháp. Những người có xu hướng “bắt chước tại hại” thần tượng có thể vướng vào những việc làm tiêu cực, thậm chí nguy hiểm.

Tại Việt Nam, người hâm mộ nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã từng bị nhiều báo đài chỉ trích vì những hành vi nguy hiểm như “dọa dẫm, tự tử, tuyệt thực, gào khóc” để được phụ huynh đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng, hoặc bỏ nhà đi, hoặc lao vào tệ nạn đánh mất tương lai.

* Giải pháp khắc phục hiện tượng cuồng thần tượng trong giới trẻ hiện nay:

Có thể nói, việc hâm mộ thần tượng là một sở thích cá nhân cần được tôn trọng. Nó mang lại nhiều ích lợi cho người hâm mộ. Tuy vậy, nó đi kèm với nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển. Đặc biệt với những người không hiểu rõ bản thân và chưa tìm được định hướng phát triển cho mình. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có con cái ở độ tuổi vị thành niên cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này và tìm giải pháp điều chỉnh hành vi của con em mình.

Trước hết là giáo dục con theo những định hướng tốt đẹp. Nên lấy chuẩn mực gia đình, xã hội bồi dưỡng tâm hồn và sở thích cho con cái. Hạn chế cho trẻ tiếp cận với các phương tiện, các trào lưu, các chương trình giải trí có giá trị thấp kém.

Khi con trẻ đã thần tượng một nhân vật nào đó, hãy đừng cấm cản hoạt động của con cái. Vì làm như vậy sẽ khiến con trở nên càng bất mãn và nổi loạn. Thay vào đó, hãy tìm hiểu tâm lý của con một cách kĩ lưỡng. Cha mẹ hãy là chỗ dựa vẫn chắc, ủng hộ hoạt động hâm mộ đúng đắn của con. Đồng thời đảm những hoạt động này không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt của con.

Bố mẹ phải gương mẫu để con cái thương yêu, tôn trọng. Tốt nhất là trở thành thần tượng của con. Nếu không, ít nhất cũng là người để trẻ tin tưởng, có thể mở lòng chia sẻ mọi thứ về cuộc sống của mình.

Cần cho trẻ có nhiều hoạt động để luôn có được sự cân bằng trong cuộc sống. Thực tế, nhiều trẻ hiện nay chỉ biết học, không biết việc gì khác. Học sinh không được trang bị những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Họ thiếu sự tự tin về bản thân, không xây dựng được hình ảnh của chính mình. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hấp dẫn bên ngoài. Từ đó không biết phân biệt chọn lựa thần tượng cho chính mình.

Hãy mở rộng thêm những niềm vui, sở thích của con, đánh lạc hướng để trẻ không chỉ dành hết thời gian xoay quanh thần tượng. Cho trẻ tiếp cận với những người thành công về nhân cách, học tập, bản lĩnh… chứ không phải chỉ hào nhoáng bề ngoài. Tạo những sân chơi thực sự giúp trẻ thoải mái. Một định hướng tích cực dần dần sẽ giúp các bạn trẻ tránh xa được sự say mê thần tượng. Chú ý đến những hoạt động tốt đẹp, thực sự hữu ích.

* Bài học nhận thức và hành động cho giới trẻ về hành vi hâm mộ thần tượng:

Hãy chọn cho mình một thần tượng phù hợp, tích cực để học ở đó thái độ cầu tiến, đề ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn… không nên bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình. Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp. Xây dựng lối sống lành mạnh làm cho tâm hồn phong phú hơn. Không ngừng nâng tầm văn hóa, rèn luyện đạo đức cho bản thân. Từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.

Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng. Không chạy theo thần tượng một cách mù quáng. Biết phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết là trong học đường.

Cần biết tôn trọng thần tượng bằng cách có những hành động, suy nghĩ chính chắn và cao đẹp. Đó mới thực sự là ngưỡng mộ. Đừng vì quá đam mê và thần tượng hóa mà biến mình thành kẻ dị hợm, khác người không tốt cho bản thân và xã hội.

Kết bài:

Một tư tưởng lành mạnh là một tư tưởng phải giúp ta tiến bộ và đạt được thành công trong cuộc sống. Các bạn trẻ hãy tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào những gì thật sự tiến bộ và hữu ích để có một tinh thần khỏe mạnh, một ý chí mạnh mẽ, đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Bình luận (0)
NN
13 tháng 1 2018 lúc 19:41

Hiện nay, xuất hiện nhiều nghệ sĩ ca sĩ trẻ tuổi đang nổi tiêng trong giới trẻ. Họ trở thành thần tượng trong mắt của những thanh thiếu niên và tạo ra những xu hướng mới lạ. Nhưng làm sao để thanh thiếu niên biết được cách hâm mộ thần tượng của mình một cách không thái quá hay làm những hành động không đúng đối với thần tuợng của mình. Đó là những nghi vấn của người ngoài cuộc khi thấy những hành vi không đúng đắn của thanh thiếu niên gây ra.

Thần tượng là hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ muốn, học hỏi, noi theo và tiếp nối. Họ tạo nên những xu hướng mới lạ và khi đó người hâm mộ sẽ noi theo, bắt chước giống như thần tượng của mình. Những nghệ sĩ ca sĩ đánh bóng tên tuổi của mình bằng hình thức như luôn sáng tác các ca khúc, gây ra những tai tiếng xấu,... Nhưng giới trẻ lại xem đó là những điều hay mà học hỏi.

Một số thanh thiếu niên bắt chước thái quá hoặc giống hoàn toàn với thần tượng của mình. Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em của họ. Nhưng họ lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình nên ít quan tâm đến. Vì vậy, ngày càng nhiều những hành động hâm mộ thái quá của thanh thiếu niên.

Qua các sự việc được nêu ở trên cho ta thấy được hai mặt về việc hâm mộ thần tượng ở thanh thiếu niên: sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Nhưng vấn đề là nét văn hóa ấy cần được người hâm mộ thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh một cách phù hợp để giúp bản thân vươn lên, tiến bộ không ngừng. Và thần tượng phải góp phần làm cho người hâm mộ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn. Vì vậy, người hâm mộ nên học hỏi điều tốt đẹp từ thần tượng chứ không phải sùng bái một cách điên cuồng rồi đua đòi, bắt chước theo những thói hư tật xấu mà bỏ bê học hành có khi dẫn đến bệnh hoang tưởng.

Từ những hành động của thanh thiếu niên dành cho thần tượng của mình một cách thái quá cho ta rút được kinh nghiệm: chọn cho mình một thần tượng phù hợp để học ở đó thái độ cầu tiến, để ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn... Chứ không phải bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình.

Mỗi bạn trẻ cần xác định cho mình những cách ứng xử và lựa chọn đúng đắn. Trân trọng và thần tượng cái đẹp nhưng không thái quá mà vẫn luôn giữ được một phương châm sống chuẩn mực và lành mạnh.



Bình luận (0)
DT
13 tháng 1 2018 lúc 21:01

Mở bài

Hiện tượng cuồng thần tượng đến mê muội không chỉ sảy ra trong giới trẻ ở Việt Nam mà còn khá phổ biến ở một vài nước trên thế giới. Việc ngưỡng mộ thần tượng ở mức độ hợp lý có thể mang đến nhiều lợi ích nhưng mê muội quá đáng là một thảm hoạ tới sức khoẻ và tâm lí và nhân cách con người. Đây là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra hơn thập kỉ qua. Trong những năm gần đây, với xu thế quốc tế hóa cao độ, sự phát triển mãnh mẽ của nền công nghệ thông tin và các phương tiện giả trí càng cho vấn đề nay trở nên nghiêm trọng đến mức đáng báo động.

Thân bài:

Thần tượng là gì?

Thần tượng là trạng thái tinh thần quý trọng hay tôn sùng một người nào đó một cách say mê. Người được thần tượng là những cá nhân hay tập thể được nhiều người biết đến và hâm mộ. Họ xuất thân trong nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, khoa học, chính trị, thể thao… Ở họ có một sức lôi cuốn mãnh liệt, khiến người khác say mê, cuồng nhiệt.

Fan cuồng thần tượng là gì?

Fan cuồng hay còn gọi là người hâm mộ, ái mộ, fan hâm mộ,.. Đây là tên gọi chỉ chung cho một nhóm đông người cùng chung một ý thích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt đến quá khích cho một thần tượng nào đó. Fan cuồng thần tượng có thể hình thành do say mê quá mức hoặc do lôi kéo, ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông.

Thực trạng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay:

Ngày nay, hình ảnh các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, vận động viên,… xuất hiện khắp mọi nơi. Từ màn ảnh truyền hình, Internet, đến các trang báo, khu mua sắm đều xuất hiện các gương mặt sáng giá trong ngành giải trí. Một mặt, nó làm cho hoạt động nghệ thuật của họ đến gần công chúng hơn. Nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự tăng cao của hiện tượng tôn thờ người nổi tiếng một cách mù quáng.

Hiện tượng người hâm mộ cuồng tín có ở khắp nơi trên thế giới. Một số ví dụ điển hình có thể nói đến như John Hinckley. Chỉ vì hâm mộ quá khích của nữ diễn viên người Mỹ Jodie Foster, anh ta đã ám sát tổng thống Ronaldd Reagan. Hành động tàn bạo và liều lĩnh này chỉ với mục đích là “làm Jodie Foster ấn tượng”.

Tại Trung Quốc, người cha của Dương Lệ Quyên đã tự tử với mong muốn con gái được gặp thần tượng Lưu Đức Hoa. Ở Vệt Nam, nhiều bạn trẻ tỏ ra quá khích, mất kiểm soát bản thân khi tiếp xúc với các thần tương K-Pop Hàn Quốc. Giới trẻ khắp nơi trên thế giới gần như rơi vò một trạng thái thiếu kiểm soát tinh thần trước làn sóng của sự lăng-xe công nghệ. Chỉ vì hâm mộ thần tượng mà họ bất chấp bản thân, gia đình và cả việc làm phậm pháp. Tất cả chỉ để được tiếp cận, ngắm nhìn và tung hô mà thôi.

Giới trẻ thường xem thần tượng như mẫu hình lí tưởng cần phải học hỏi. Vì thần tượng vốn có những phẩm chất nổi bật và đặc biệt trong lĩnh vực của họ. Giới trẻ có thể bắt chước tính cách, ngoại hình, hành động và lối sống của thần tượng với mong muốn trở nên giống với thần tượng. Vì thế, thần tượng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều người. Ngay cả khi xa cách về mặt địa lý và quan hệ xã hội, tầm ảnh hưởng của thần tượng vẫn mạnh mẽ. Thậm chí, có những người còn tạo ra mối quan hệ tưởng tượng với thần tượng vì sự xuất hiện liên tục của thần tượng trên truyền thông. Đặc biệt là trong giới truyền hình. Vì nó tạo cảm giác thần tượng đang nói chuyện trực tiếp với họ.

Sự hoang tưởng tinh thần là một trạng thái rất dễ thấy của các fan cuồng. Họ có thể khóc, có thể cười, tung hô, gào thét khi thấy thần tượng của mình xuất hiện ở đâu đó. Họ sẵn sàng đứng đợi nhiều giờ liền chỉ để mua một tấm vé. Họ có thể quên ăn quên ngủ chỉ để đón đợi các sự kiện từ thần tượng của mình, Ngày đêm theo dõi không ngừng nghỉ.

Thật không lạ gì khi trong phòng của họ lưu giữ rất nhiều hình ảnh người mà họ tôn thờ. Sự thật, sùng mộ thần tượng đã trở thành một bệnh lí thần kinh khó chữa.

Nguyên nhân hình thành và phát triển các “Fan” cuồng thần tượng:

Nguyên nhân sâu xa khiến nhiều teen cuồng thần tượng tới mức “bệnh” là các em chưa tìm đúng con đường đi cho mình. Cộng với sự tác động từ môi trường sống và giáo dục gia đình. Nhiều gia đình chiều chuộng con cái quá mức cần thiết. Điều đó khiến các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa và các hoạt động giải trí. Với việc sở hữu một chiếc tivi và một cái điện thoại cảm ứng là các em đã có cả thế giới trong tầm tay.

Thế giới ấy diễn ra những hoạt động âm thầm và lặng lẽ. Nó kín đáo đến nỗi các bậc phụ huynh cũng không nhận ra nếu không quan tâm. Thực sự là, một thế giới ảo tồn tại song song với hiện thực đã hình thành và từng bước chiếm lĩnh các dân cư của nó.

Một nguyên nhân khác là do sức ép học tập từ phía gia đình, nhà trường lên học sinh rất lớn. Nhiều em thấy học là vì cha mẹ ép chứ không phải cho chính mình nên không hứng thú. Trong khi đó, thế giới giải trí lại có nhiều điều hấp dẫn. Trẻ mong muốn được như thần tượng, theo đuổi sở thích cá nhân, thoải mái vui chơi, ăn mặc đẹp… Ở đó chỉ có sự tung hô, mời gọi, tự do buông thả và làm những điều mình muốn.

Với bản chất của xã hội ngày nay, người có tiền thường thắng thế trong các cuộc đua chiếm lĩnh người hâm mộ. Thật không lạ gì với những kiểu lăng-xe đình đám của các ca sĩ, người mẫu, diễn viên một cách lố lăng, kịch cỡm. Họ lợi dụng tâm lí dễ dãi, thiếu hiểu biết của khán giả để diễn trò. Dĩ nhiên, phần lớn trong số họ đã bị loại thải vì không có thực lực. Thế nhưng, số còn lại vẫn đang bày đủ mọi chiêu trò để làm cho giới trẻ ngày thêm sùng mộ để thu lời.

Ngoài xã hội lại ít có những hình tượng mẫu mực trong các lĩnh vực để giới trẻ ngưỡng mộ. Trong khi nhiều phương tiện truyền thông tập trung tung hô những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng nên càng khiến giới trẻ bị lệch lạc. Ở gia đình, người lớn chưa thật sự có ý thức xây dựng hình tượng của mình trong mắt con cái, khiến trẻ không phục.

Việc tung hô, quảng cáo quá mức các nhân vật công chúng nhằm thu lợi của các phương tiện truyền thông khiến cho việc cuồng thần tượng diễn ra quá mức, khó kiểm sát. Hầu hết, giới trẻ tương tác, gặp gỡ thần tượng của mình trên internet thông qua các diễn đàn. Sự câu kết giữa nhiều nhân vật và các công ty truyền thông đã đưa ra những thông tin lệch lạc, không hữu ích. Tất cả chỉ để lôi kéo, cuốn hút giới trẻ vào các hoạt động tiêu dùng, giải trí khiến cho giới trẻ ngày càng sa ngã.

Lợi ích của việc hâm mộ thần tượng:

Thần tượng một nhân vật nổi tiếng chưa hẳn là không có lợi. Một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy người thần tượng ca sĩ nhạc Pop và vận động viên có khả năng dự đoán, làm việc, học tập, lòng tự trọng và sự thấu hiểu bản thân không cao. Trong số đó, những người tiếp xúc nhiều với giọng nói và hình ảnh của thần tượng qua truyền hình và radio thấu hiểu bản thân thấp nhất.

Trong khi đó, những người chọn thần tượng là những người gần gũi trong cuộc sống như các thành viên gia đình, thầy cô và những người không nổi tiếng lại thể hiện mức độ thành đạt học tập và lòng tự trọng cao hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận sự ngưỡng mộ những người gần gũi trong cuộc sống mang đến lợi ích thực và ảnh hưởng tốt hơn tới đời sống thanh thiếu niên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sự thần tượng đúng đắn sẽ giúp con người định hướng suy nghĩ và hành động tốt hơn trong cuộc sống.

Tác hại của việc hâm mộ thần tượng quá mức:

Quá trình từ hâm mộ trở thành cuồng tín trải qua theo thời gian. Dần dần trong quá trình tìm hiểu thần tượng, người hâm mộ sẽ bắt đầu có những hành động quá khích. Những động cơ của các hành động này có nguyên tắc khá giống các chất gây nghiện. Ban đầu, người hâm mộ tìm kiếm bản thân, xây dựng nhân dạng dựa trên một hình mẫu có sẵn (thần tượng của họ). Sau đó, họ bắt đầu có những hành vi đánh mất bản thân để có thể đồng hóa với thần tượng. Ví dụ tưởng tượng thần tượng yêu mình hay sự sống của thần tượng phụ thuộc vào mình.

Ngoài ra, biểu hiện tôn thờ thần tượng quá mức có thể liên quan đến việc phạm pháp. Sự suy giảm lòng tự trọng có liên hệ với mức độ phá vỡ quy tắc xã hội. Thấu hiểu bản thân thấp liên hệ với hành vi phạm pháp. Những người có xu hướng “bắt chước tại hại” thần tượng có thể vướng vào những việc làm tiêu cực, thậm chí nguy hiểm.

Tại Việt Nam, người hâm mộ nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã từng bị nhiều báo đài chỉ trích vì những hành vi nguy hiểm như “dọa dẫm, tự tử, tuyệt thực, gào khóc” để được phụ huynh đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng, hoặc bỏ nhà đi, hoặc lao vào tệ nạn đánh mất tương lai.

Giải pháp khắc phục hiện tượng cuồng thần tượng trong giới trẻ hiện nay:

Có thể nói, việc hâm mộ thần tượng là một sở thích cá nhân cần được tôn trọng. Nó mang lại nhiều ích lợi cho người hâm mộ. Tuy vậy, nó đi kèm với nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển. Đặc biệt với những người không hiểu rõ bản thân và chưa tìm được định hướng phát triển cho mình. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có con cái ở độ tuổi vị thành niên cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này và tìm giải pháp điều chỉnh hành vi của con em mình.

Trước hết là giáo dục con theo những định hướng tốt đẹp. Nên lấy chuẩn mực gia đình, xã hội bồi dưỡng tâm hồn và sở thích cho con cái. Hạn chế cho trẻ tiếp cận với các phương tiện, các trào lưu, các chương trình giải trí có giá trị thấp kém.

Khi con trẻ đã thần tượng một nhân vật nào đó, hãy đừng cấm cản hoạt động của con cái. Vì làm như vậy sẽ khiến con trở nên càng bất mãn và nổi loạn. Thay vào đó, hãy tìm hiểu tâm lý của con một cách kĩ lưỡng. Cha mẹ hãy là chỗ dựa vẫn chắc, ủng hộ hoạt động hâm mộ đúng đắn của con. Đồng thời đảm những hoạt động này không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt của con.

Bố mẹ phải gương mẫu để con cái thương yêu, tôn trọng. Tốt nhất là trở thành thần tượng của con. Nếu không, ít nhất cũng là người để trẻ tin tưởng, có thể mở lòng chia sẻ mọi thứ về cuộc sống của mình.

Cần cho trẻ có nhiều hoạt động để luôn có được sự cân bằng trong cuộc sống. Thực tế, nhiều trẻ hiện nay chỉ biết học, không biết việc gì khác. Học sinh không được trang bị những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Họ thiếu sự tự tin về bản thân, không xây dựng được hình ảnh của chính mình. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hấp dẫn bên ngoài. Từ đó không biết phân biệt chọn lựa thần tượng cho chính mình.

Hãy mở rộng thêm những niềm vui, sở thích của con, đánh lạc hướng để trẻ không chỉ dành hết thời gian xoay quanh thần tượng. Cho trẻ tiếp cận với những người thành công về nhân cách, học tập, bản lĩnh… chứ không phải chỉ hào nhoáng bề ngoài. Tạo những sân chơi thực sự giúp trẻ thoải mái. Một định hướng tích cực dần dần sẽ giúp các bạn trẻ tránh xa được sự say mê thần tượng. Chú ý đến những hoạt động tốt đẹp, thực sự hữu ích.

Bài học nhận thức và hành động cho giới trẻ về hành vi hâm mộ thần tượng:

Hãy chọn cho mình một thần tượng phù hợp, tích cực để học ở đó thái độ cầu tiến, đề ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn… không nên bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình. Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp. Xây dựng lối sống lành mạnh làm cho tâm hồn phong phú hơn. Không ngừng nâng tầm văn hóa, rèn luyện đạo đức cho bản thân. Từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.

Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng. Không chạy theo thần tượng một cách mù quáng. Biết phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết là trong học đường.

Cần biết tôn trọng thần tượng bằng cách có những hành động, suy nghĩ chính chắn và cao đẹp. Đó mới thực sự là ngưỡng mộ. Đừng vì quá đam mê và thần tượng hóa mà biến mình thành kẻ dị hợm, khác người không tốt cho bản thân và xã hội.

Kết bài:

Một tư tưởng lành mạnh là một tư tưởng phải giúp ta tiến bộ và đạt được thành công trong cuộc sống. Các bạn trẻ hãy tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào những gì thật sự tiến bộ và hữu ích để có một tinh thần khỏe mạnh, một ý chí mạnh mẽ, đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MM
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết