Ôn tập phần I: Trồng trọt

PS

1.Bảo vệ rừng nhầm mục đích gì? Cho biết các biện pháp bảo vệ rừng?

2.Thức ăn vật nuôi là gì? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi

3.a)Tiêu chuẩn chuồn nuôi hợp vệ sinh

b) Nhiệt độ của nước nuôi thủy sản ảnh hưởng gì tới thủy sản

NN
5 tháng 5 2018 lúc 19:48

1/

- Rừng là tài nguyên quý của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi rừng đã mất.

Mục đích:

- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có.

- Tạo điều kiện để rừng phát triển.

- Các biện pháp bảo vệ rừng:

- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng... Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991.

- Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.

- Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

- Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.


Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2018 lúc 19:50

2/

Vai trò:

- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoat động và phát triển.

- Thức ăn cuhng cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa. Thức ăn còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông sừng móng

Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2018 lúc 19:50

3/

- Nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, mát về mùa hè)

- Độ ẩm trong chuồng 60-75%

- Độ thông thoáng tốt

- Độ chiếu sáng thích hợp từng vật nuôi

- Ít khí độc như khí hydrosumphua

* Hướng chuồng: chọn hướng Nam hoặc Đông Nam

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết