Bài 13: Phòng, trừ sâu bệnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại

Tóm tắt lý thuyết

I. NGUYÊN TẮC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc:

  • Phòng là chính.
  • Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
  • Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

Biện pháp phòng trừ Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại
Làm đất, vệ sinh đồng ruộng Diệt trừ mầm mống, nơi ẩn náu của sâu bệnh
Gieo trồng đúng thời vụ Tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh
Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí Tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây
Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích Làm giảm sự sinh trưởng của sâu, bệnh
Sử dụng giống chống sâu, bệnh Hạn chế sâu, bệnh

Bảng 1. Một số biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài
  • Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh

2. Biện pháp thủ công

  • Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
    • Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh
    • Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh, tốn công

Hình 1. Các biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh hại

3. Biện pháp hóa học

  • Sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh.
    • Ưu điểm: Có hiệu quả cao, diệt nhanh, ít tốn công.
    • Nhược điểm:
      • Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi
      • Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
      • Giết chết các sinh vật khác ở ruộng

Hình 2. Cách sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh

Để nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục các nhược điểm nêu trên, cần đảm bảo các yêu cầu:

  • Sử dụng đúng loại thuốc, nồng đọ và liều lượng
  • Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,...)

Chú ý: Khi tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang; đi găng tay, giày, ủng, đeo kính; mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ,...).

4. Biện pháp sinh học

  • Sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
    • Ưu điểm: An toàn với người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả cao
    • Nhược điểm: Hiệu quả chậm phụ thuộc vào loại thiên địch

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật

  • Kiểm tra, xử lý sản phẩm nông, lâm nghiệp.
    • Ưu điểm: Ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm
    • Nhược điểm: Tốn kém

Tóm lại: Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.

Lời kết

Sau khi học xong Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại, các em cần ghi nhớ:

  • Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
  • Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở

Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
ichi đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (31 tháng 7 2021 lúc 7:44) 0 lượt thích