Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI

TM

1/ Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi ? Nêu ý nghĩa lịch sử ?

2/ Em hãy nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài ở thế kỉ XVIII ?

Mục đích, thời gian, lực lượng, phạm vi,

3/ Trình bày sự khác biệt về kinh tế nông nghiệp Đàng ngoài, Đàng trong ở nước ta thế kỉ 16-18 ?

4/ Vì sao nhà Thanh xâm lược nước ta ? Trình bày diễn biến Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1793 ?

5/ Nêu cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong năm 1771-1789 ?

BT
3 tháng 4 2017 lúc 18:53

1.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 18:54

2.Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đàng ngoài vào thế kỉ XVIII có tính chất quyết liệt, diễn ra trong thời gian dài, trên quy mô rộng lớn.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 19:01

3.

Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( thành phố Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 19:01

4.

Quân Thanh xâm lược nước ta.

Thế cùng lực kiệt Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, nhân cơ hội đó vua Thanh phái Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta(1788).

Tôn Sĩ Nghị chia thành 4 đạo quân sang xâm lược nước ta :

+Đạo quân thứ nhất do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh theo đường Lạng Sơn tiến vào Thăng Long.
+ Đạo quân thứ hai do Sầm Nghi Đống theo đường Cao Bằng vào Thăng Long.
+ Đạo quân thứ ba theo đường Tuyên Quang tiến vào Sơn Tây do Ô Đại Kính chỉ huy.
+ Đạo quân thứ tư theo đường Quảng Ninh vào Hải Dương.

-Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long về phía nam lập phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn để ngăn chặn địch ( rút quân để bảo tòan lực lượng và làm kiêu lòng địch ), sai người về Phú Xuân cấp báo cho Nguyễn Huệ.

- Quân Thanh vào Thăng Long ra sức giết người ,cướp của . Nhân dân ta căm thù cực độ

Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa :

Từ Tam Điệp quân Tây Sơn chia làm 5 đạo tiến ra Bắc:

+Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long .

+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây NamThăng Long và yểm trợ cho đạo chủ lực .

+ Đạo thứ tư ra phía Hải Dương và thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch .

-Đêm 30 tết ta vượt sông Gián Khẩu, đồn ngụy bị tiêu diệt.

-Đêm mồng 3 tết ta vây đồn Hạ Hồi, địch hạ khí giới .

-Mờ sáng mồng 5 tết ta vây đồn Ngọc Hồi.

-Cũng mồng 5 tết quân ta tấn công chiếm đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống tự tử.

-Trưa mồng 5 tết Quang Trung và Đô đốc Long tiến vào Thăng Long. Tôn sĩ Nghị và bè lũ rút chạy, bị quân ta chặn đánh tại Phượng Nhãn. Đất nước hòan tòan giải phóng.

Bình luận (0)
BT
3 tháng 4 2017 lúc 19:02

5.- Năm 1771 Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
- Năm 1777 nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Năm 1785 Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Năm 1786 Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền Chúa Trịnh.
- Năm 1789 vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NM
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết