Bài 17. Ôn tập chương II và chương III

H24

1. Nhế nào là lãnh địa phong kiến?

2. Nêu thành tựu về văn hóa khoa học kĩ thuật thời phong kiến Trung Quốc?

3. Em hiểu thế nào là chế độ quân chủ?

4. Nhà Lý được thành lập như thế nào?

5. Trình bày giáo dục văn hóa thời Lý?

6. Nhà Trần đã xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào?

7. Trình bày diễn biến , kết quả , ý nghĩa của trận Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên

8. Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (có dẫn chứng)

H24
9 tháng 12 2018 lúc 19:43

1)

* Lãnh địa phong kiến:

- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

2)

* Về tư tưởng:

- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.

- Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.

* Lịch sử: Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.

* Văn học:

- Là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn hóa Trung Quốc dưới thời phong kiến.

- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:

- Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.

- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,...

- Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

* Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.

3)

- Các giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Họ thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột, đàn áp các giai cấp khác. Thể chế nhà nước (do vua đứng đầu) như vậy được gọi là chế độ quân chủ.

- Hầu hết các quốc gia phong kiến đều theo chế độ quân chủ.

4)Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
5)* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

6)Nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước : một mặt, nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới ; mặt khác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.
Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua.
Ở các làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông" và theo chủ trương : "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.

7)

Diễn biến:

tháng1-1288,Thoát Hoan chiêu quân làm 3 đạo quân tiến vào nước ta

Quân ta tiếp tuc thực hiện kế sách''vườn không nhà trống''đưa địch vào thế hoang mang,tuyệt vọng

Đầu tháng 4-1288,đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đã bị quân ta đánh bại

Kết quả:Khánh chiến chống quân Nguyên lần 3 giành thắng lợi

Ý nghĩa:quân ta đã chặn được đoàn thuyền lương của địch,khiến địch hoang mang,lo sợ.Là mòng móng giúp ta đánh đuổi quân nguyên ra khỏi nước ta

8)Nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước : một mặt, nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền mới ; mặt khác, tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.
Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua.
Ở các làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông" và theo chủ trương : "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.



Bình luận (5)

Các câu hỏi tương tự
HH
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết