Bài 21. Ôn tập chương IV

NH

1, Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê , thời Trần

2, Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Tiền Lê

3, Lập bảng thống kê theo yêu cầu :

Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Nông ngiệp
Thủ công nhiệp
Thương nghiệp
Tư tưởng , tôn giáo
Văn hóa
Giáo dục

4, Trình bày 1 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất , từ đó rút ra được bài học về nghệ thuật quân sự của cha ôn ta . Cho biết bài học đó về sau được vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc như thế nào.

TC
3 tháng 2 2017 lúc 19:48

4.

diễn biến trận Tốt động Chúc động:

Theo kế hoạch đã vạch ra, sáng ngày 7-11, quân địch từ đông Ninh Kiều chia làm 2 đạo xuất phát tiến đánh nghĩa quân ở Cao Bộ. Khi đạo quân chủ lực do Vương Thông chỉ huy đến vùng Tốt Động thì quân ta bắn pháo hiệu đánh lừa địch. Quân địch nghe tiếng pháo tưởng là pháo hiệu của cánh kỳ binh vội đổ xô đi chiếm lấy những địa điểm thuận lợi theo hiệu lệnh trước lúc tiến quân. Việc nổ pháo hiệu của ta có tác dụng đánh lừa quân địch tiến sâu vào trận địa mai phục của quân ta. Trong khi đó, quân mai phục của ta vẫn “nằm yên không động”.

Khi tiền quân của địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Tốt động và hậu quân đã qua hết sông Ninh Giang, quân mai phục của ta mới nhất tề xông ra đánh mãnh liệt.

Tại Tốt Động, 1 bộ phận lớn qâun địch đã bị quân ta và voi chiến dồn vào cánh đồng lầy lội rồi bị chia cắt ra tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác; đồng thời lúc ấy trời lại mưa to, cánh đồng Tốt Động và đường xá càng lầy lội. Hàng ngũ của địch rối loạn và hoảng hốt. Địch bị đánh bất ngờ (kỵ binh và bộ binh) lại bị sa lầy nên mất hết khả năng chiến đấu.

Từ những gò đất, lùm cây quân ta dùng giáo, lao, đặc biệt là cung nỏ giết chết hàng loạt quân địch. Tổng binh Vương Thông hoàn toàn bất lực trước cảnh hỗn loạn và khiếp sợ của quân lính. Bản thân Vương Thông cũng bị 1 mũi tên bắn bị thương cạnh sườn. Viên thượng thư bộ binh Trần Hiệp định tự sát nhưng bị quân ta xông tới chém chết.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt khoảng 4-5 tiếng đồng hồ (từ 10 giờ đến 15 giờ ngày 7-11). Quân ta đã chặn đứng và đập nát bộ phận tiền quân của địch. Hàng vạn quân địch bỏ xác trên chiến trường Tốt Động. Vương Thông và bọn sống sót tìm đường tháo chạy về Ninh Kiều.

Trong khi tiền quân đang bị giáng những đòn sấm sét bất ngờ ở Tốt Động thì trung quân và hậu quân của địch bị ùn lại trên quãng đường từ Tốt Động đến Chúc Động. Khi được tin tiền quân bị thua và thấy bọn tàn binh hoảng hốt tháo chạy, trung quân và hậu quân cũng nhốn nháo tìm đường rút lui. Hiều khối quân địch ở đạo chính binh chưa bị đánh đã tan vỡ cả hàng ngũ và mất hết tinh thần chiến đấu.

Đạo kỳ binh lúc bấy giờ đang trên đường tiến về phía sau Cao Bộ bỗng nhiên nghe tiếng súng nổ ở Cao Bộ. Viên chỉ huy kinh ngạc vì tín hiệu đáng lẽ do cánh kỳ binh phát ra. Ngay sau đó cánh kỳ binh được tin khủng khiếp, tổng binh Vương Thông bị rơi vào trận địa mai phục ở Tốt Động, không thể tiến về phía trước Cao Bộ được. Biết đã mắc mưu quân ta, Vương Thông vội vã ra lệnh cho cánh kỳ binh chạy về Chúc Động.

Đúng lúc đó, tại trận địa Chúc Động quân mai phục của ta lại vùng lên đánh những đòn quyết liệt vào cánh kỳ binh và hậu quân của cánh chính binh cùng với số thoát chết ở Tốt Động chạy về. Từ núi Ninh Sơn, Chúc Sơn và các cánh đồng 2 bên đường, quân ta xông ra chặn đánh ngang đường rút lui, chia cắt quân địch ra nhiều mảnh mà tiêu diệt. cầu Ninh Kiều lập tức bị quân ta phá hủy, và dòng sông biến thành chiến tuyến cản đường rút chạy của địch về Đông Quan. Hàng vạn quân địch bị giết và bị bắt. Bọn sống sót liều lĩnh vượt qua Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến nỗi “… nước Ninh Kiều vì thế mà tắc nghẽn” (Đại Việt SKTT). Bọn tàn quân địch phải khó khăn lắm mới thoát chết cùng Vương Thông, Mã Kỳ, Phương Chính chạy vè Đông Quan.

Chiến trận Tốt Động – Chúc Động, quân ta đã tiêu diệt trên 6 vạn quân địch, trong đó 5 vạn tên bị giết, 1 vạn bị bắt. Binh bộ thượng thư Trần Hiệp và nội quan Lý Lượng, tướng Lý Đằng bị chém tại trận. Quân ta “… thu được ngựa, quân tư khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết"

bài học về nghệ thuật đánh trận:

-Thắng lợi của trận phục kích Tốt Động – Chúc Động đã thể hiện 1 cách thành công của lối đánh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của nghĩa quân Lam Sơn. Nghiên cứu diễn biến trận tập kích Tốt Động – Chúc Động chúng ta thấy rằng sự vận động và cơ động nhanh của nghĩa quân đã tạo ra những bất ngờ lớn cho quân địch và là 1 trong những nhân tố quân trọng giúp nghĩa quân khắc phục được điểm yếu về số lượng so với địch để giữ vững quyền chủ động tiến công và tiếu diệt địch.

-quán triệt tư tưởng quyết tâm tiêu diệt địch cao độ, là tinh thần chủ động, tích cực và liên tục tiến công, phát huy mọi chỗ mạnh của mình, nhằm đánh vào mọi chỗ yếu của địch mà đánh.

-biết nhử địch và mai phục vận động đã được nghĩa quân sử dụng 1 cách tài tình và mưu trí.

Bình luận (2)
TD
31 tháng 1 2017 lúc 10:29

1, Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê , thời Trần

* Thời Trần

* Thời Tiền Lê

2015-12-12_161546

2, Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Tiền Lê
- Nhận xét: nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội…

- Nhận xét : bộ máy nhà nước thời Trần rất chặt chẽ , quy củ , cụ thể , hoàn chỉnh , dễ điều khiển , mọi quyền lực của Vua ngày càng lớn mạnh .

Bình luận (0)
TD
31 tháng 1 2017 lúc 10:47

3, Lập bảng thống kê theo yêu cầu :

Bài 21 : Ôn tập chương IV

Bài 21 : Ôn tập chương IV

4, Trình bày 1 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất , từ đó rút ra được bài học về nghệ thuật quân sự của cha ôn ta . Cho biết bài học đó về sau được vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc như thế nào.

Bài 21 : Ôn tập chương IV

Tham khảo nhé :))

Bình luận (26)
BT
31 tháng 1 2017 lúc 12:34

1. thời tiền lê :

Bình luận (0)
BT
31 tháng 1 2017 lúc 12:38

1 . thời trần :

Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần,So sánh về chính sách pháp luật và quân đội của nhà Trần và nhà Lý,Nền Kinh tế ở trong lãnh địa là gì,Nền kinh tế ở thành thị trung đại là gì,Nêu những thành tựu văn hóa khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến,Kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay,Lịch sử Lớp 7,bài tập Lịch sử Lớp 7,giải bài tập Lịch sử Lớp 7,Lịch sử,Lớp 7

Bình luận (0)
BT
31 tháng 1 2017 lúc 12:39

2.nhận xét; bộ máy nhà trần rất chặt chẽ , quy củ ,cụ thể,hoàn chỉnh dễ điều khiển,mọi quyền lực của vua càng ngày càng lớn mạnh

Bình luận (0)
TC
3 tháng 2 2017 lúc 20:11

2.

Nhận xét: Bộ máy nhà nước thời Trần có quy củ chặt chẽ hơn bộ máy thời Tiền Lê, thắt chặt hơn. Chế đọ phong kiến tập quyền được củng cố hơn.

3

lĩnh vực thời Lý thời Trần thời Hồ
Nông nghiệp

-ruộng đất sở hữu của vua, nông dân canh tác

-khai khẩm đất hoang, đào kênh mương, bảo vệ sức kéo

- ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn hơn.
- ruộng đất tư hữu ngày càng nhiều: điền trang và thái ấp.
chưa học bn thông cảm
Thủ công nghiệp - Trong dân gian: ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng,, xây dựng rất phát triển
- nghề làm trang sức, làm giấy, rèn sắt,... được mở rộng
- thủ công nghiệp nhà nước: làm gốm tráng men, dệt vải, sản xuất vũ khí,..
- thủ công nghiệp trong dân gian: đúc đồng, làm giấy, rèn sắt,...
chưa học bn thông cảm
thương nghiệp - Vân Đồn trở thành trung tâm buôn bán tấp nập, sầm uất.
- nhiều nước đến buôn bán
- chợ búa mọc lên nhiều
- trung tâm kinh tế: Thăng Long và cảng Vân Đồn.
chưa học bn thông cảm
tư tưởng, tôn giáo - Đạo Phật - Đạo Phật chưa học bn thông cảm
Văn hóa - ca hát, mưa, trò chơi dân gian phong phú.
- Nghệ thuật: + Kiến trúc: Chùa Một Cột, Tháp Báo Thiên,...
+ điêu khắc: Tượng A-di-đà, hình rồng

-Văn hoá đa dạng đặc sắc mang tính chất dân tộc sâu sắc

-lễ hội đua tài phong phú

-tập quán giản dị

chưa học bn thông cảm
Giáo dục - năm 1070, xây dựng Văn Miếu
- năm 1075, mở khoa thi đầu tiên
- trường học và các kì thi ngày càng nhiều chưa học bn thông cảm

Bình luận (0)
PV
24 tháng 1 2018 lúc 17:57

4.

diễn biến trận Tốt động Chúc động:

Theo kế hoạch đã vạch ra, sáng ngày 7-11, quân địch từ đông Ninh Kiều chia làm 2 đạo xuất phát tiến đánh nghĩa quân ở Cao Bộ. Khi đạo quân chủ lực do Vương Thông chỉ huy đến vùng Tốt Động thì quân ta bắn pháo hiệu đánh lừa địch. Quân địch nghe tiếng pháo tưởng là pháo hiệu của cánh kỳ binh vội đổ xô đi chiếm lấy những địa điểm thuận lợi theo hiệu lệnh trước lúc tiến quân. Việc nổ pháo hiệu của ta có tác dụng đánh lừa quân địch tiến sâu vào trận địa mai phục của quân ta. Trong khi đó, quân mai phục của ta vẫn “nằm yên không động”.

Khi tiền quân của địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Tốt động và hậu quân đã qua hết sông Ninh Giang, quân mai phục của ta mới nhất tề xông ra đánh mãnh liệt.

Tại Tốt Động, 1 bộ phận lớn qâun địch đã bị quân ta và voi chiến dồn vào cánh đồng lầy lội rồi bị chia cắt ra tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác; đồng thời lúc ấy trời lại mưa to, cánh đồng Tốt Động và đường xá càng lầy lội. Hàng ngũ của địch rối loạn và hoảng hốt. Địch bị đánh bất ngờ (kỵ binh và bộ binh) lại bị sa lầy nên mất hết khả năng chiến đấu.

Từ những gò đất, lùm cây quân ta dùng giáo, lao, đặc biệt là cung nỏ giết chết hàng loạt quân địch. Tổng binh Vương Thông hoàn toàn bất lực trước cảnh hỗn loạn và khiếp sợ của quân lính. Bản thân Vương Thông cũng bị 1 mũi tên bắn bị thương cạnh sườn. Viên thượng thư bộ binh Trần Hiệp định tự sát nhưng bị quân ta xông tới chém chết.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt khoảng 4-5 tiếng đồng hồ (từ 10 giờ đến 15 giờ ngày 7-11). Quân ta đã chặn đứng và đập nát bộ phận tiền quân của địch. Hàng vạn quân địch bỏ xác trên chiến trường Tốt Động. Vương Thông và bọn sống sót tìm đường tháo chạy về Ninh Kiều.

Trong khi tiền quân đang bị giáng những đòn sấm sét bất ngờ ở Tốt Động thì trung quân và hậu quân của địch bị ùn lại trên quãng đường từ Tốt Động đến Chúc Động. Khi được tin tiền quân bị thua và thấy bọn tàn binh hoảng hốt tháo chạy, trung quân và hậu quân cũng nhốn nháo tìm đường rút lui. Hiều khối quân địch ở đạo chính binh chưa bị đánh đã tan vỡ cả hàng ngũ và mất hết tinh thần chiến đấu.

Đạo kỳ binh lúc bấy giờ đang trên đường tiến về phía sau Cao Bộ bỗng nhiên nghe tiếng súng nổ ở Cao Bộ. Viên chỉ huy kinh ngạc vì tín hiệu đáng lẽ do cánh kỳ binh phát ra. Ngay sau đó cánh kỳ binh được tin khủng khiếp, tổng binh Vương Thông bị rơi vào trận địa mai phục ở Tốt Động, không thể tiến về phía trước Cao Bộ được. Biết đã mắc mưu quân ta, Vương Thông vội vã ra lệnh cho cánh kỳ binh chạy về Chúc Động.

Đúng lúc đó, tại trận địa Chúc Động quân mai phục của ta lại vùng lên đánh những đòn quyết liệt vào cánh kỳ binh và hậu quân của cánh chính binh cùng với số thoát chết ở Tốt Động chạy về. Từ núi Ninh Sơn, Chúc Sơn và các cánh đồng 2 bên đường, quân ta xông ra chặn đánh ngang đường rút lui, chia cắt quân địch ra nhiều mảnh mà tiêu diệt. cầu Ninh Kiều lập tức bị quân ta phá hủy, và dòng sông biến thành chiến tuyến cản đường rút chạy của địch về Đông Quan. Hàng vạn quân địch bị giết và bị bắt. Bọn sống sót liều lĩnh vượt qua Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến nỗi “… nước Ninh Kiều vì thế mà tắc nghẽn” (Đại Việt SKTT). Bọn tàn quân địch phải khó khăn lắm mới thoát chết cùng Vương Thông, Mã Kỳ, Phương Chính chạy vè Đông Quan.

Chiến trận Tốt Động – Chúc Động, quân ta đã tiêu diệt trên 6 vạn quân địch, trong đó 5 vạn tên bị giết, 1 vạn bị bắt. Binh bộ thượng thư Trần Hiệp và nội quan Lý Lượng, tướng Lý Đằng bị chém tại trận. Quân ta “… thu được ngựa, quân tư khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết"

bài học về nghệ thuật đánh trận:

-Thắng lợi của trận phục kích Tốt Động – Chúc Động đã thể hiện 1 cách thành công của lối đánh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của nghĩa quân Lam Sơn. Nghiên cứu diễn biến trận tập kích Tốt Động – Chúc Động chúng ta thấy rằng sự vận động và cơ động nhanh của nghĩa quân đã tạo ra những bất ngờ lớn cho quân địch và là 1 trong những nhân tố quân trọng giúp nghĩa quân khắc phục được điểm yếu về số lượng so với địch để giữ vững quyền chủ động tiến công và tiếu diệt địch.

-quán triệt tư tưởng quyết tâm tiêu diệt địch cao độ, là tinh thần chủ động, tích cực và liên tục tiến công, phát huy mọi chỗ mạnh của mình, nhằm đánh vào mọi chỗ yếu của địch mà đánh.

-biết nhử địch và mai phục vận động đã được nghĩa quân sử dụng 1 cách tài tình và mưu trí.

Bình luận (0)