Trộn 200 gam dung dịch một muối sunfat của kim loại kiềm nồng độ 13,2% với 200 gam dung dịch NaHCO3 4,2% sau phản ứng thu được m gam dung dịch A (m < 400 gam). Cho 200 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào dung dịch A sau phản ứng còn dư muối sunfat. Thêm tiếp 40 gam dung dịch BaCl2 20,8%, dung dịch thu được còn dư BaCl2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Xác định công thức muối sunfat của kim loại kiềm ban đầu.
b) Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch A.
c) Dung dịch muối sunfat của kim loại kiềm ban đầu có thể tác dụng được với các chất nào sau đây: MgCO3, Ba(HSO3)2, Al2O3, Fe(OH)2, Ag, Fe, CuS, Fe(NO3)2? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Cho X, Y, Z, T là bốn kim loại: K, Fe, Cu, Ag. Biết:
Y tác dụng với dung dịch muối sunfat của X, tạo thành kết tủa và giải phóng khí.
T có khả năng phản ứng với dung dịch muối clorua của X, giải phóng X.
Muối nitrat của Z có thể tác dụng với muối nitrat của T, tạo thành Z.
Xác định X, Y, Z, T thỏa mãn các điều kiện sau và viết phương trình phản ứng hóa học.
cho 1,6 gam một loại muối sunfat của kim loại R hoá trị 2 tác dụng với du ng dịch BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa.công thức muối ban đầu là
Câu 16. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 16 gam muối sunfat của một kim loại hoá trị II rồi lọc
kết tủa tách ra đem nung nóng thu được 8 gam oxit của kim loại hoá trị II đó. Công thức muối sunfat là:
A. MgSO4 B. ZnSO4 C. CuSO4 D. FeSO4
Câu 17. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5
Câu 18. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. K2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO.
Câu 19. Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:
A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2.
B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH.
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2.
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2.
Câu 20. Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H2SO4 10%. Khối lượng dung dịch H2SO4 cần
dùng là
A. 9,8 g B. 89 g C. 98 g D.8,9 g
Câu 21. Khi phân hủy bằng nhiệt 28,4 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 ta thu được 6,72 lít CO2 ở đktc. Thành phần
phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu là:
A. 29,58% và 70,42%. B. 65% và 35%.
C. 70,42% và 29,58%. D. 35% và 65%.
Câu 22. Cho các oxit: Fe2O3; Al2O3; SO2; P2O5; CO; CaO; SiO2 các oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Fe2O3; SO2; P2O5 B. Al2O3; CaO; SiO2
C. SO2; P2O5; CaO D. SO2; CO; CaO
Câu 23. Khí X có đặc điểm: Là một oxit axit và nhẹ hơn khí NO2 . Khí X là
A. CO2 B. Cl2 C. HCl D. SO2
Câu 24. Các bazơ không tan là
A. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3. B. Mg(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4.
C. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3. D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 25. Trong các chất sau đây, chất làm quỳ tím chuyển màu xanh là
A. H2O B. dung dịch H2SO4
C. dung dịch KOH D. dung dịch Na2SO4
Câu 26. Nhỏ dung dịch FeSO4 vào dung dịch NaOH người ta thu được hiện tượng nào sau đây?
A. Chất khí không màu bay ra B. Kết tủa đỏ nâu
C. Kết tủa trắng D. Kết tủa trắng xanh
Câu 27. Chất X có các tính chất:
− Tan trong nước tạo dung dịch X.
− Dung dịch X phản ứng được với dung dịch Na2SO4.
− Làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
X là
A. KCl B. KOH C. Ba(OH)2 D. BaCl2
Câu 28. Ngâm đinh sắt trong dung dịch đồng II sunfat (CuSO4). Hiện tượng gì xảy ra.
A. Không xuất hiện tượng.
B. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe không bị tan.
C. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe bị tan 1 phần, màu xanh của dd nhạt dần.
D. Không có Cu bám trên đinh Fe, chỉ 1 phần đinh bị tan.
Cho X, Y, Z, T là bốn kim loại: K, Fe, Cu, Ag. Xác định X, Y, Z, T thỏa mãn các điều kiện sau và viết phương trình phản ứng hóa học. – Y tác dụng với dung dịch muối sunfat của X, tạo thành kết tủa và giải phóng khí. – T có khả năng phản ứng với dung dịch muối clorua của X, giải phóng X. – Muối nitrat của Z có thể tác dụng với muối nitrat của T, tạo thành Z.
Cho 2,28g muối sắt sunfat tác dụng với bari clorua thu được 3,495g kết tủa tìm CTHH của muối sắt sunfat
Bài 15: Dung dịch A chứa hỗn hợp các muối cacbonat và sunfat của Na và NH4
- Lấy 100ml dd A cho tác dụng với dd HCl dư thấy bay ra 0,224 lít khí (đktc)
- Lấy 200 ml dd A cho tác dụng với lượng dư dd BaCl2 thấy tạo thành 8,6g kết tủa
- Lấy 250ml dd a cho tác dụng với lượng dư dd NaOH đun nhẹ thấy bay ra 1,12 lít khí (đktc)
Tính tổng khối lượng muối có trong 500ml dd A
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
một muối sunfat (sunfat SO4) của kim loại hóa trị 2 có tỉ lệ về khối lượng giữa kim loại và gốc axit là 7/12 Hãy xác định CTHH của muối trên