1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn? Tại sao nói các cuộc phát kiến địa lí được coi là cụôc cách mạng về giao thông và tri thức?
2. Nội dung phong trào văn hóa Phục hưng? Tại sao giai cấp tư sản chọn văn hóa mở đường cho cuộc đấu tranh chống phong kiến?
3. Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về bộ máy nhà nước thời Ngô, Tiền Lê, Lý?
4. Nội dung bô luật Hình thư? Em phải làm gì để bảo vệ trật tự xã hội?
5. Vì sao Lý Công Uẩn dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long? Việc làm đó nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?
6. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt để lại ý nghĩa lịch sử gì? Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt đưa ra biện pháp giảng hòa để kết thúc chiến tranh? Việc làm đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
7. Giữa thế kỉ XI tình hình nhà Tống như thế nào? Kế hoạch giải quyết? Từ đó em có suy nghĩ và rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bản thân trong cuộc sống?
1, +Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
+ Phát kiến địa lí được coi như là một "cuộc cách mạng thực sự " trong lĩnh vực giao thông và trí thức bởi:
+ Giúp con người hình dung được hình ảnh khá chính xác về Trái Đất. Nó giúp con người hiểu biết về con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
+ Mở ra những đường giao thông buôn bán mới, tạo ra thị trường mới.
+ Chấm dứt thời kì cách biệt Đông - Tây, mở ra giai đoạn mới trong giao lưu quốc tế giữa các quốc gia và nền văn minh, văn hoá khác nhau.
- Phát kiến địa lí đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của châu Âu phong kiến. Góp phần đem lại cho các triều đại và thương nhân châu Âu những hàng hoá, nguyên liệu vô cùng quý giá, nhiều vàng bạc, châu báu thúc đẩy công thương nghiệp châu Âu phát triển.
2,✳Nội dung tư tưởng của Phong trào văn hóa Phục Hưng là:
+ Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội
+ Đề cao giá trị của con người
+ Đề cao khoa học tự nhiên
+ Đòi tự do cá nhân.
✳Vì những giá trị văn hóa cổ đại sẽ góp phần tác động, tập hợp lực lượng đông đảo quần chúng đẻ chống lại phong kiến
3,
+Nhà ngô:
Vua
Quan văn-quan võ
Thứ sử các châu
+Nhà tiền lê:
Vua
Thái sư-đại sư
Quan văn-quan võ-tăng quan
+Thời lý:
Vua
Đại thần
Quan văn,võ
+Nhận xét: Bố máy nhà nước ngày càng hoàn thiện hon nhung cũng là quy cũ
4, -Nội dung:
+ Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện
+ xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân
+ Nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
+ Bảo vệ những người bị xử oan. Vua ban xuống để người dân lấy làm tiện.
-
Để bảo vệ trật tự xã hội em phải:
+ Ra sức hoc tập, tu dưỡng đạo đức,rèn luyện sức khỏe, luyện tệp quân sự
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường hoc và nơi cư trú.
+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương
5, Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
6,
Ý nghĩa: - Nhà Tống bỏ mộng xâm lược Đại Việt - Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững. +Vì để đảm bảo hòa bình, bớt thương vong và tránh sự thù hận của quân Tống.- Thể hiện sự khéo léo và mềm dẻo về chính sách ngoại giao của Lý Thường Kiệt. + Việc đó thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta.
7,- Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn : Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nông dân khởi nghĩa, vùng biên cương phía bắc nhà Tống hai nước Liêu, Hạ quấy nhiễu...
- Nhà Tống quyết định thông qua chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước nên quyết định xâm lược Đại Việt.
- Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía - c Bắc của Đại Việt nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
Kế hoạch:
- Cử Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy.
- Tăng cường lực lượng quốc phòng, quân đội tập luyện ngày đêm.
- Các tù trưởng đánh trả các cuộc quấy phá, dụ dỗ của nhà Tống.
- Ở phía Nam, đánh bại ý đồ tấn công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa.