Ôn tập Tam giác

NT
27 tháng 6 2021 lúc 19:58

Bài 3: 

d) Xét ΔAIE vuông tại A và ΔDIC vuông tại D có 

IA=ID(cmt)

\(\widehat{AIE}=\widehat{DIC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔAIE=ΔDIC(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

Suy ra: IE=IC(hai cạnh tương ứng) và AE=DC(hai cạnh tương úng)

Ta có: BA+AE=BE(A nằm giữa B và E)

BD+DC=BC(D nằm giữa B và C)

mà BA=BD(cmt)

và AE=DC(cmt)

nên BE=BC

Ta có: BE=BC(cmt)

nên B nằm trên đường trung trực của EC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)

Ta có: IE=IC(cmt)

nên I nằm trên đường trung trực của EC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(4) 

Từ (3) và (4) suy ra BI là đường trung trực của EC

hay BI⊥EC(Đpcm)

Bình luận (0)
NT
27 tháng 6 2021 lúc 19:48

Bài 3: 

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(AB^2+AC^2=BC^2\)

\(\Leftrightarrow AB^2=BC^2-AC^2=10^2-8^2=36\)

hay AB=6(cm)

Vậy: AB=6cm

b) Xét ΔAIB vuông tại A và ΔDIB vuông tại D có

BI chung

\(\widehat{ABI}=\widehat{DBI}\)(BI là tia phân giác của \(\widehat{ABD}\))

Do đó: ΔAIB=ΔDIB(cạnh huyền-góc nhọn)

c) Ta có: ΔAIB=ΔDIB(cmt)

nên BA=BD(hai cạnh tương ứng) và IA=ID(hai cạnh tương ứng)

Ta có: BA=BD(cmt)

nên B nằm trên đường trung trực của AD(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: IA=ID(cmt)

nên I nằm trên đường trung trực của AD(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra BI là đường trung trực của AD

Bình luận (0)