Đây là phiên bản do Trịnh Long
đóng góp và sửa đổi vào 19 tháng 8 2021 lúc 16:51. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCâu 1: Văn bản có thể chia làm 2 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "người kém gan dạ": cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu, con trai, Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ) => Pê-nê-lốp chưa chịu nhận chồng.
- Đoạn 2: Còn lại: Pê-nê-lốp thử thách chồng về bí mật của chiếc giường, điều đó giúp nàng nhận ra chồng.
Câu 2:
a. Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về:
- Khi Pê-nê-lốp không chịu nhận chàng là chồng, Uy-lít-xơ vẫn mỉm cười: "Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy."
=> Thể hiện sự nhẫn nại, bình tĩnh của Uy-lít-xơ đồng thời thể hiện niềm tin mãnh liệt của chàng với vợ.
- Uy-lít-xơ bàn với Tê-lê-mác (con trai) việc đối phó với những gia đình quyền quý có người bị chàng giết.
=> Thể hiện sự khôn ngoan, sáng suốt của Uy-lít-xơ.
- Uy-lít-xơ hờn dỗi khi Pê-nê-lốp mãi không chịu nhận ra chàng. Chàng khóc khi nghe vợ giải thích nguyên nhân.
=> Thể hiện Uy-lít-xơ là người chồng giàu tình cảm và rất yêu vợ.
Câu 3:
a. Pê-nê-lốp phân vân vì nếu vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Pê-nê-lốp sợ nếu vội vã nhận mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn. Hơn nữa trong cảnh sau hơn 20 năm xa cách, bị đám cầu hôn vây quanh, vì vậy mà nàng phải cảnh giác và tạo cho mình vỏ bọc cứng rắn cũng là điều dễ hiểu.
b. Thử thách về bí mật của chiếc giường cho thấy nàng là người vợ rất thủy chung, có phẩm chất kiên trinh và là người thông minh trí xảo.
Câu 4:
- Cách kể sử thi của Hô-me vừa chậm rãi vừa tỉ mỉ, trang trọng. Ở đoạn trích này, Pê-lê-nốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình.
- Để khắc họa bản chất của nhân vật, Hô-me thường sử dụng hình thức gọi nhân vật bằng cụm danh-tính từ rất phổ biến trong sử thi. Điều này tạo nên đặc trưng hấp dẫn của thể loại sử thi.
- Biện pháp nghệ thuật được Hô-me sử dụng ở khổ cuối đoạn trích là biện pháp so sánh. Phép so sánh này có vế so sánh được nói trước dài hơn so với hình ảnh cụ thể. Cách so sánh này như một đòn bẩy nhằm tôn lên sự việc được so sánh tạo hiệu quả đặc biệt cho câu văn.