Đây là phiên bản do Đức Minh
đóng góp và sửa đổi vào 29 tháng 7 2021 lúc 8:30. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
I. Tìm hiểu chung :
1. Vị trí đoạn trích : Từ câu 1229 đến 1248 trong “Truyện Kiều”
2. Bố cục : 3 phần
- Phần 1 : 4 câu đầu : tình cảnh trớ trêu của Kiều.
- Phần 2 : 8 câu tiếp theo : tâm trạng và nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống đời kĩ nữ .
- Phần 3 : Còn lại : tả cảnh để diễn tả tâm tình cô đơn, đau khổ của Kiều.
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Tình cảnh trớ trêu của Kiều :
- Nghệ thuật: ước lệ, đối xứng : Bướm - ong, cuộc say – trận cười.
- Dùng điển cố, điển tích : Tống Ngọc , Trường Khanh à cuộc sống ở lầu xanh với những trận cười, cuộc say, khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp Ò ra thường xuyên Ò cảnh sống xô bồ.
ð Kiều là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn mà phải đem thân làm kĩ nữ. Sự cảm thông và trân trọng của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều.
2. Nỗi niềm và tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ấy – đời kĩ nữ :
- “Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh
Giật mình / mình lại thương mình / xót xa”.
+ Nhịp chậm, âm điệu buồn, nặng nề à sự thay đổi đột ngột bất thường Ò ý thức về nhân phẩm.
+ Tỉnh dậy khi đêm đã tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. “Giật mình”: vừa là sự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.
+ Điệp từ : “mình” àgợi lên sự cô đơn trước thời gian qua âm điệu nặng nề chua xót.
ð Phẩm chất cao quý của Kiều.
-… “Khi sao…
Giờ sao…
Mặt sao…bấy thân!”
+ Sử dụng câu hỏi tu từ, điệp từ, đối xứng.
+ Sự đối lập giữa hiện tại tủi nhục và quá khứ tươi đẹp à sự tiếc thương thân mình bị vùi đập và nỗi đau về sự thay đổi thân phận.
- “Mặc người ... là gì ?”
+ Sử dụng điển tích “mưa Sở mây Tần”
+ Cuộc sống đời kĩ nữ chỉ thấy nhục chứ không thấy hạnh phúc.
ð Ý thức về phẩm chất, Kiều cảm thấy cô đơn và thương cho thân phận của mình khi phải làm gái lầu xanh.
3. Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều :
- Cảnh vật đối với Kiều là giả tạo :
+ Ước lệ à gợi tả thiên nhiên, thời gian trôi dần, hết đêm lại đêm, Kiều hờ hững với khách làng chơi trong nỗi cô đơn, không ai chia sẽ.
“Đòi phen ... hoa kề
Nử rèm ... trăng thâu”.
+ Khái quát một quy luật của tâm lí, tả cảnh ngụ tình - ngoại cảnh là tâm cảnh của Kiều.
“Cảnh nào ... đeo sầu
Người buồn ... bao giờ”.
Ò Nàng thơ thẩn với tất cả cảnh vật xung quanh.
- “Đòi phen ... với ai”.
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp từ.
Ò Thú vui cầm, kì, thi, họa với Kiều là vui gượng, cố tỏ ra vui mà không tìm được tri âm Ò Làm nổi bật sự cô đơn ở Kiều.
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật
- Khai thác triệt để các hình thức đối xứng.
- Sử dụng ước lệ, điệp từ, v.v.
2) Ý nghĩa văn bản
Nỗi xót xa, đau đớn của Kiều khi sống ở lầu xanh và sự ý thức cao về nhân phẩm của nàng.