Tỏ lòng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

TỎ LÒNG

(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão )

 

I. TÌM HIỂU CHUNG: SGK

1. Tác giả:

2. Tác phẩm:

3. Văn bản:

a.Thể thơ và bố cục:

 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán.

 - Bố cục:

    + Hai câu đầu: Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần.

    + Hai câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng của tác giả.

b. Chủ đề:

Chí làm trai với lí tưởng “trung quân ái quốc”.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

 1. Hình tượng con người thời Trần:

    - “Hoành sóc giang san kháp kỉ thu”

       (Múa giáo non sông trải mấy thu)                        

     + Hoành sóc: cầm ngang ngọn giáo trấn giữ biên cương.

à - Tư thế: Cắp ngang ngọn giáo ( hoành sóc ). Cây trường giáo như phải đo bằng chiều ngang của non sông " tư thế hiên ngang.

     + Giang san: đất nước, non sông

à- Tầm vóc: sánh ngang tầm vũ trụ " con người kì vĩ như át cả không gian, thời gian.

     + Kháp kỉ thu: đã trải qua mấy mùa thu, mấy năm rồi

à+ Không gian( non sông): mở ra theo chiều rộng của núi sông và chiều cao của sao Ngưu.

+ Thời gian( cáp kỉ thu): không phải trong chốc lác mà mấy năm rồi( trãi dài theo năm tháng).

- Hành động : Trấn giữ đất nước

A Hình ảnh tráng sĩ : hiện lên qua tư thế "cầm ngang ngọn giáo" (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.

    - “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.”

       (Ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu)

     + Tam quân: 

           = nghĩa hẹp: ba đạo quân (tiền quân, trung quân, hậu quân)

           = nghĩa rộng: chỉ toàn thể quân dân thời Trần.

à Tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc.

     + Thủ pháp so sánh, ẩn dụ – “tì hổ”: sức mạnh như hổ báo

à Làm nổi bật khí thế dũng mãnh, hào hùng của quân đội nhà Trần.

+ Thủ pháp phóng đại – “khí thôn Ngưu”: khí thế hùng dũng át cả sao Ngưu.

  à Khí thế, sức mạnh làm lay chuyển cả đất trời.

_ Câu thơ làm nổi bật được sức mạnh, “Hào khí Đông A” của dân tộc và niềm tự hào của tác giả.

2 ) Hai câu cuối : Khát vọng hào hùng

    - “Nam nhi vị liễu công danh trái”

      (Công danh nam tử còn vương nợ)

        + “công danh trái”: món nợ công danh,  sự nghiệp của kẻ làm trai (công danh nam tử).

à Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời cần phải trả của kẻ làm trai

     + Nam nhi vị liễu: chưa trả xong món nợ công danh của kẻ làm trai.

à Khát vọng lập công, lập danh để giúp nước, giúp đời.

_ Tác giả cho rằng mình chưa trả xong món nợ công danh nên trăn trở và băn khoăn.

    - “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

    (Luống thẹn  tai nghe chuyện Vũ Hầu)

     + Vũ Hầu: Khổng Minh Gia Cát Lượng đời Hán, nổi tiếng tài đức, có công lớn giúp Lưu Bị lập nên giang sơn.

* Cái chí:

- Là chí làm trai mang tư tưởng tích cực: Lập công     ( để  lại sự nghiệp) , Lập danh( để lại tiếng thơm) được coi là món nợ đời phải trả.

- Chí làm trai có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ sẳn sàng chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước , cứu dân.

* Cái tâm: thể hiện qua nỗi :

- “ Thẹn ”     + Vì chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu

                     + Vì chưa trả xong nợ nước

" Nỗi “ Thẹn” không làm con người thấp bé đi mà trái lại nâng cao nhân cách con người.

Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc"- thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.

 

III. TỔNG KẾT

1) Nghệ thuật

- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.

- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.

2) Ý nghĩa văn bản

Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.

Khách