Thơ hai-cư Ba-sô

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
6 coin

THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ

 

I-TÌM HIỂU CHUNG

I-Thơ Hai-cư – Ba-Sô

1-Tác giả: ( 1644 – 1694)

2-Đặc điểm thơ Hai-cư

-Rất ngắn: một bài thơ chỉ có 3 câu, toàn bài có 17 âm tiết, có từ 8 đến 10 chữ.

-Thường phản ánh trạng thái tâmhồn người Nhật: ưa thích và hòa nhập với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó.

-Thường đậm chất thiền ( Sa-bi ): cô liêu, tịnh lặng, trầm lắng. Đó là cách sử dụng từ ngữ để miêu tả cảnh vật thiên nhiên, khiến ngườivà vật hòa làm một –tâm bằng vật.

II. Hướng dẫn đọc- hiểu:

1. Bài 1 và 2:

a. Bài 1:

- Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô-ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê.

- Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó: Ê-đô.

Cố hương- quê cũ( nơi gắn bó máu thịt.

- Liên hệ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên).

b. Bài 2:

- Quý ngữ: chim đỗ quyên ( mùa hè.

- Sự thực cuộc đời Ba-sô: ở kinh đô (10 năm) ( về quê (20 năm) ( trở lại kinh đô.

- ở kinh đô mùa hè (hiện tại) ( nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua ( nỗi niềm hoài cổ.

* Tiểu kết: Hai bài thơ đều thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với mảnh đất mình đã và đang sống.

2. Bài 3:

- Hình ảnh mái tóc bạc ( di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ.

- Quý ngữ: làn sương thu ( hình ảnh đa nghĩa:

+ Giọt lệ như sương.

+ Tóc mẹ như sương.

+ Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường.

- Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” ( nỗi xót xa, đau đớn vì  mất mẹ ( tình cảm mẫu tử cảm động.

3. Bài 4:

- Liên tưởng, câu hỏi tu từ của Ba-sô: tiếng vượn hú não nề- tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ( hiện thực khốc liệt của đất nước Nhật Bản những năm đói kém (Nhiều gia đình túng quẫn quá, ko nuôi nổi con đành phải bỏ chúng vào rừng, thậm chí có khi còn đang tâm giết cả những đứa trẻ sơ sinh vì ko nuôi nổi tất cả. Đó là những đứa trẻ “ma-bi-ru”- tỉa bớt, những đứa trẻ bị tỉa bớt như người ta tỉa bớt cây non.

- Gió mùa thu tái tê ( tiếng gió đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người.

( Bài thơ cho thấy trái tim nhân đạo của Ba-sô.

4. Bài 5:

- Hình ảnh ẩn dụ: chú khỉ đơn độc trong mưa lạnh ( những người nông dân nghèo khổ.

        ( những em bé nghèo tội nghiệp.

- Vẻ đẹp tâm hồn Ba-sô:

+ Tinh tế, nhạy cảm.

+ Giàu lòng từ bi với những sinh vật bé nhỏ, tội nghiệp.

+ Giàu lòng yêu thương với những con người nghèo khổ.

5. Bài 6:

- Quý ngữ: hoa anh đào ( mùa xuân.

- Cảnh những cánh hoa đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn sóng gợn ( cảnh tĩnh; đơn sơ, giản dị và đẹp.

- Triết lí Thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.

6. Bài 7:

- Quý ngữ: tiếng ve ( mùa hè.

- “Vắng lặng”, “u trầm”- các tính từ đặc tả sự vắng vẻ, u tịch của thiên nh.iên.

- Tiếng ve- âm thanh vô hình.

- Đá- vật thể hữu hình.

Tác giả cảm nhận được thiên nhiên tĩnh lặng đến mức có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như thấm vào lòng đá.

Sự cảm nhận chuyển đổi cảm giác tinh tế của tác giả.

Tinh thần thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng.

7. Bài 8:

- Hoàn cảnh: Bài thơ được viết vào 8-10-1694 ở Ô-sa-ka, lúc cuối đời của tác giả, khi ông nằm bệnh, đau yếu, bệnh tật.

- “Cuộc lãng du”- cuộc đời như một chuyến lãng du phiêu bồng bất tận- cuộc đời của một kẻ ưa lãng du.

- Quý ngữ: cánh đồng hoang vu( hình ảnh của mùa đông xơ xác, điêu tàn, trống trải, giá lạnh; nơi ít nhười đặt chân tới.

Ngay cả khi cuối đời, thân bệnh nhưng Ba-sô vẫn ko thôi khao khát được lãng du, được sống, được đặt chân lên khắp mọi nơi gửi trong giấc mộng phiêu bạt.

Khách