Quê hương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

Quê hương

( Tế Hanh )

I/ - Tìm hiểu chung

1/ Tác giả:

-Tế Hanh (1921- 2009) đến với thơ mới khi phong trào này đã có nhiều thành tựu.Tình yêu quê hương là điểm nổi bật của thơ Tế Hanh.

2/ Tác phẩm:

-Quê hương được in trong tập thơ nghẹn ngào (1939) sau in lại ở tập Hoa niên (1945) Đây là tác phẩm lãng mạn ngân lên những giọng điệu thật tha thiết đối với cuộc sống con người cần lao.

- Thể thơ:8 chữ

- Bố cục : 4 phần

Khổ 1: Giới thiệu chung về làng tôi .

Khổ 2: Miêu tả cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá .

Khổ 3:Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về .

Khổ 4: Nỗi nhớ quê hương .

II/ - Tìm hiểu văn bản

1.Hình ảnh quê hương:(Trong kí ức của tác giả).

Hai câu đầu kể về quê hương làng biển: “ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới” lời thơ bình dị, tự nhiên .

2. Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá:

-Thời gian: sớm mai hồng-> báo hiệu điều tốt đẹp.

-Không gian: cao rộng.

-Hình ảnh: con thuyền (Chiếc thuyền nhẹ hăng…trường giang)

=>So sánh, những từ ngữ: hăng, phăng, vượt => vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền ra khơi.

“ Cánh buồm giương to...rướn thân trắng....gió”

=>So sánh độc đáo con thuyền là linh hồn, sự sống của làng chài. Cánh buồm no gió đã trở thành biểu tượng của làng chài đang hối thúc mọi người ra khơi. Động từ rướn thân àThể hiện ý chí mạnh mẽ của làng quê hăng say lao động.

3.Cảnh thuyền đánh cá về bến:      

-Náo nhiệt, không khí tấp nập, đông vui của những chiếc ghe đầy cá .

“ Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” lời cảm tạ đất trời đã sóng yên biển lặng để người dân chài  trở về an toàn với cá đầy ghe .

-Người dân chài : Khỏe mạnh,vạm vỡ, thấm đậm vị mặn.

Chiếc thuyền im bến.....chất muối thấm...thớ vỏ.

=> Nhân hoá,con thuyền trở nên có hồn cũng đậm vị muối mặn của biển .

4. Nỗi nhớ quê hương:

-Nỗi nhớ chân thành tha thiết, lời thơ  thật giản dị, tự nhiên như thốt lên từ trái tim

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” à Mùi đặc trưng của quê hương.

III/ - Tổng kết:Ghi nhớ (SGK)

IV/ Luyện tập:

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

 undefined

Khách