Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácI. Qui tắc lũy thừa khử căn:
Khi khử căn, ta dùng một số phép biến đổi tương đương sau:
(1) \(\sqrt{A}=B\Leftrightarrow\begin{cases}B\ge0\\A=B^2\end{cases}\)
(2) \(\sqrt{A}=\sqrt{B}\Leftrightarrow\begin{cases}A\ge0\\A=B\end{cases}\) (*)
\(\sqrt{A}=\sqrt{B}\Leftrightarrow\begin{cases}B\ge0\\A=B\end{cases}\) (**)
(chú ý chọn phép biến đổi tương đương phù hợp, chọn (*) nếu biểu thức A đơn giản hơn, chọn (**) nếu B đơn giản hơn)
(3) \(\sqrt[3]{A}=B\Leftrightarrow A=B^3\)
(4) \(\sqrt[3]{A}=\sqrt[3]{B}\Leftrightarrow A=B\)
II. Các ví dụ
1) Ví dụ 1: Giải phương trình:
\(2\sqrt{x+2+2\sqrt{x+1}}-\sqrt{x+1}=4\)
Giải:
Điều kiện: \(x\ge-1\), khi đó phương trình đã cho tương đương với:
\(2\sqrt{x+2+2\sqrt{x+1}}=\sqrt{x+1}+4\)
\(4\left(x+2+2\sqrt{x+1}\right)=x+1+16+8\sqrt{x+1}\)
\(3x=9\)
\(x=3\) (thỏa mãn điều kiện)
2) Ví dụ 2: (Đề ĐH-2009A) Giải phương trình
\(2\sqrt[3]{3x-2}+3\sqrt{6-5x}-8=0\)
Giải:
ĐK: \(x\le\frac{6}{5}\)
Đặt \(u=\sqrt[3]{3x-2}\) => \(x=\frac{u^3+2}{3}\) => \(6-5x=\frac{8-5u^3}{3}\)
Phương trình trở thành:
\(2u+3\sqrt{\frac{8-5u^3}{3}}-8=0\)
\(\Leftrightarrow3\sqrt{\frac{8-5u^3}{3}}=8-2u\)
\(\Leftrightarrow\begin{cases}8-2u\ge0\\3\left(8-5u^3\right)=\left(8-2u\right)^2\end{cases}\)
\(\Leftrightarrow\begin{cases}u\le4\\15u^3+4u^2-32u+40=0\end{cases}\)
\(\Leftrightarrow\begin{cases}u\le4\\15u^3+30u^2-26u^2-52u+20u+40=0\end{cases}\)
\(\Leftrightarrow\begin{cases}u\le4\\15u^2\left(u+2\right)-26u\left(u+2\right)+20\left(u+2\right)=0\end{cases}\)
\(\Leftrightarrow\begin{cases}u\le4\\\left(u+2\right)\left(15u^2-26u+20\right)=0\end{cases}\)
\(u=-2\)
Vậy \(\sqrt[3]{3x-2}=-2\Leftrightarrow3x-2=-8\Leftrightarrow x=-2\) (thỏa mãn điều kiện)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
phương pháp giải hệ phương trình