Đây là phiên bản do ichi
đóng góp và sửa đổi vào 19 tháng 7 2021 lúc 10:20. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai.
- Quê quán: làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ).
+ Ông là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam.
+ Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi, có công lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc thế kỉ XV.
+ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, ông để lại cho đời sau một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự nghiệp văn học.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập...
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nhiều tư tưởng yêu nước, thể hiện những triết lí sâu sắc, tinh tế lãng mạn, sáng tạo và thanh khiết.
a. Xuất xứ
- Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này. Nước Đại Việt ta được rút ra từ đó.
b. Thể loại: + Cáo là thể văn nghị luận cổ do vua chúa và tướng lĩnh viết ra nhằm công bố một chủ trương , kết quả một sự nghiệp
+ Thường viết theo văn biền ngẫu
c. Bố cục:
Chia làm 3 phần:
+ Phần 1: Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa.
+ Phần 2: Tám câu tiếp theo: Chân lí về sự tồn tại độc lập của đất nước.
+ Phần 3: Sáu câu cuối: Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc.
- Tư tưởng nhân nghĩa đó là " yên dân , trừ bạo " làm cho dân được hưởng thái bình , hạnh phúc nghĩa là đánh đuổi giặc Minh cướp nước → nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm và Nguyễn Trãi đã mở rộng phạm trù nhân nghĩa trong Nho giáo từ mối quan hệ giữa con người với con người thành mối quan hệ giữa con người với dân tộc .
- Những yếu tố căn bản xác định độc lập chủ quyền của dân tộc nền văn hiến lâu đời, cương vực ,lãnh thổ , ...
→ Nguyễn Trãi đã hoàn chỉnh quan niệm về một quốc gia dân tộc một cách toàn diện và sâu sắc bởi lẽ trong bài "Sông núi nước Nam" một dân tộc chỉ được xác định trên hai yếu tố lãnh thổ chủ quyền ,Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm yếu tố văn hiến , hào kì. Nguyễn Trãi ý thức được văn hiến là truyền thống lịch sử,là hạt nhân để xác định dân tộc đó cũng là yếu tố phong kiến phương Bắc luôn tìm cách phủ định thì Nguyễn Trãi khẳng định nó tồn tại như một chân lí khách quan
- Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ từ thời nhà Lý qua câu "mỗi bên xưng đế một phương " để phủ nhận tư tưởng " mặt đất không thể có hai vua " . để tăng tính thuyết phục Nguyễn Trãi đã sử dụng các từ "vốn xưng ", "đã lâu" và nghệ thuật so sánh khi đã đặt ngang hàng với phương Bắc để khẳng định sự tương xứng về trình độ chính trị và quốc gia
Thực tế lịch sử cho thấy đầy thuyết phục sức mạnh của nhân nghĩa đó là Lưu Cung , Triệu Tiết , ... đã bị thảm bại nhục nhã qua đó thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc
1. Nghệ thuật
- Áng văn chính luận với lập luận chặt chẽ.
- Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục.
- Lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc.
- Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng.
2. Nội dung
Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử…bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.