Khóc Dương Khuê

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

1.1. Tìm hiểu chung

 

 

a. Hoàn cảnh ra đời:

 

 
  1. Dương Khuê (1839 - 1902), là một nhà thơ có tên tuổi cuối thế kỉ XIX, bạn thân của Nguyễn Khuyến
  2. Khi nghe tin dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến viết bài thơ " Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư" bằng chữ Hán, rồi tự dịch ra chữ Nôm, người sau ghi nhan đề: "Khóc Dương Khuê"

b. Thể loại: 

 

 
  • Nguyên tác Hán Văn, thể thơ ngũ ngôn cổ phong trường thiên
  • Bản dịch thơ Nôm gồm 38 câu theo thể song thất lục bát

c. Bố cục:

 

 
  • Hai câu đầu: Nỗi đau đớn bàng hoàng khi nghe tin bạn mất
  • Từ câu 3 đến câu 22: Dòng hồi tưởng những ngày gắn bó
  • Phần còn lại: Nỗi đau đớn khi không còn bạn

d. Chủ đề:

 

Qua nỗi đau đớn, tiếc thương người bạn tri kỉ, bài thơ ca ngợi tình bạn cao quý. 

1.2. Đọc - hiểu văn bản

 

 

a. Nỗi đau đớn bàng hoàng khi nghe tin bạn mất

 

 

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

  • Cách xưng hô với bạn (gọi bạn là “ bác ”) thể hiện tình cảm gần gũi, yêu mến, kính trọng bạn của nhà thơ.
  • Cụm từ “ thôi đã thôi rồi ” để cực tả tâm trạng đau đớn, bàng hoàng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.
  • Câu thơ cảm thán, giọng thơ ai oán, gợi tả nỗi đau như thấm vào cảnh vật, thấm vào lòng người .

b. Dòng hồi tưởng về những ngày gắn bó

 

 
  • Nhà thơ hồi tưởng lại những kỉ niệm một thời gắn bó của nhà thơ và bạn: cùng đi thi, cùng làm quan, cùng làm thơ - uống rượu và cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc đời…
  • Điệp từ "cũng có lúc... có khi" cho ta thấy kỉ niệm hiện về dồn dập, sống động chân thực, khó phai mờ. 
  • Kỉ niệm được nhắc lại theo dòng thời gian từ xa đến gần; giọng thơ trầm đều… => Kỉ niệm giữa nhà thơ với bạn càng chồng chất

⇒ Một tình bạn keo sơn, gắn bó, chân thành, sâu sắc.

c. Nỗi đau đớn khi không còn bạn

 

 
  • Trở lại thực tại mất bạn, giọng thơ từ hoài niệm chuyển sang đau đớn:

Cách nói giảm nói tránh nhưng không cân bằng được tâm trạng sửng sốt, bàng hoàng: "làm sao", "chợt nghe". Dường như nỗi đau tinh thần quá lớn, đã vượt qua nỗi đau thể xác: "chân tay rụng rời"

  • Câu hỏi tu từ cũng là lời trách của Nguyễn Khuyến đối với bạn diễn tả nỗi đau đớn, bơ vơ trong lòng tác giả. (vội vã lên tiên)
  • Điệp ngữ trùng điệp: "không, ai, viết" diễn tả nỗi trống vắng cô đơn tột cùng, không gì bù đắp nổi.
  • Bốn câu thơ cuối dồn tụ bao nỗi đau, thương bạn, chỉ còn nỗi nhớ ở lại, dường như nước mắt lặn vào trong, vào trái tim đang run lên những cung bậc cảm xúc nghẹn ngào, chua xót
  • Cách dùng điển cố để diễn tả tâm trạng bơ vơ trống vắng khi bạn khi bạn không còn nữa

Khách