Khi con tu hú

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

KHI CON TU HÚ

 

I. Đọc- Chú thích

1. Chú thích

a. Tác giả

- Tố Hữu (1920- 2002), tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên-Huế.

- Ông giác ngộ cách mạng từ rất sớm và tham gia nhiệt tình.

- Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

- Là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách  mạng Việt Nam.

b. Tác phẩm: 7/1939

- Ra đời khi tác giả bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.

2. Tìm hiểu chung

- Thể thơ : lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển giàu âm hưởng, có nhiều khả năng chuyển tải cảm xúc trữ tình.

- Bố cục : 2 phần

 P1 : bức tranh mùa hè

 P2: Tâm trạng người tù cách mạng.

- Nhan đề: chỉ là vế phụ của một câu trọn ý -> gợi mở mạch cảm xúc toàn bài tác động đến tâm hồn nhà thơ.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Bức tranh mùa hè:

- Lúa chiêm … chín, trái cây ngọt…

Vườn...dậy tiếng ve ngân

Bắp...vàng hạt,...sân nắng đào

Trời xanh...rộng...cao

...diều sáo lộn nhào...

-> miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ thấp lên cao; từ ngữ gợi tả (gợi màu sắc: rực rỡ, âm thanh: náo nức, rạo rực; hương vị: ngọt ngào)

-> Bức tranh mùa hè thật cụ thể, sống động, tràn đầy sức sống. Đó là sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung yêu đời, yêu cuộc sống nhưng đang mất tự do, khao khát tự do đến cháy bỏng.

2. Tâm trạng người tù cách mạng

- …chân muốn đạp tan phòng, hè ôi

Ngột làm sao, chết uất thôi.

-> cách ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng từ mạnh

-> Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt và niềm khao khát tự do cháy bỏng .

- Tâm trạng ngột ngạt, uất hận, đau khổ được nhà thơ nói lên trực tiếp. Ngột ngạt vì sự chật chội, tù túng, nóng bức của phòng giam mùa hè, uất hận vì không được tự do, bị giam cầm biệt lập, bị tách rời khỏi đồng đội.

- Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú gọi bầy, mở ra một mùa hè đầy sức sống, tự do. Cuối bài tiếng chim nghe như tiếng kêu, hai tiếng cứ kêu chỉ sự liên tục, không dứt có phần như thôi thúc, giục giã. Tiếng kêu như khơi thêm cảm giác ngột ngạt, tù túng, tiếng kêu như tiếng gọi tha thiết của tự do đối với nhân vật trữ tình, người tù cách mạng.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng, khoáng đạt khi dằn vặt, u uất rất phù hợp với cảm xúc thơ.

2. Nội dung:

Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

* Ghi nhớ/ SGK

Khách