Đây là phiên bản do Trịnh Long
đóng góp và sửa đổi vào 19 tháng 8 2021 lúc 16:56. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCâu 1: Bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm:
- Điểm chung:
+ Đều là chữ viết dùng để sáng tác văn học thời trung đại.
+ Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán.
+ Đều là phương tiện để phản ánh đời sống tư tưởng tình cảm của con người thời trung đại.
+ Đều đạt được những thành tựu rực rỡ và có những tác phẩm xuất sắc.
- Điểm khác biệt:
Văn học chữ Hán | Văn học chữ Nôm |
- Ra đời từ sớm, từ thế kỉ X. Sau đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển song song với văn học chữ Nôm. - Thành tựu đạt được ở cả mảng thơ và văn xuôi. - Chủ yếu là các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: + Văn xuôi: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi. + Thơ: Phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật,... | - Ra đời muộn hơn, từ thế kỉ XIII, phát triển ở thế kỉ XV, đạt cực thịnh ở thế kỉ XVIII. - Thành tựu đạt được chủ yếu là thơ (thơ Nôm) - Thể loại chủ yếu là tiếp biến và tạo nên từ sự sáng tạo của dân tộc: + Tiếp biến: thơ Đường luật, văn tế, phú. + Sáng tạo: ngâm khúc, truyện thơ, hát nói, đường luật thất ngôn xen lục ngôn. |
Câu 2: Khái quát văn học Việt Nam thời trung đại:
Giai đoạn văn học | Nội dung | Nghệ thuật | Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Giai đoạn từ thế kỉ X - XIV | - Cảm hứng yêu nước chống quân xâm lược và khẳng định niềm tự hào dân tộc với âm hưởng hào hùng của hào khí Đông A. (tinh thần quyết chiến chiến quyết thắng chống kẻ thù xâm lược) | - Văn học sáng tác bằng chữ Hán (văn chính luận) - Văn học sáng tác bằng chữ Nôm bước đầu phát triển | - Hiện tượng văn - sử - triết bất phân. - Nam quốc sơn hà; Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận); Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu),... |
Giai đoạn từ thế kỉ XV - XVII | - Cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc. - Phê phán hiện thực đương thời với những suy thoái về đạo đức. | - Văn học chữ Hán đạt thành tựu ở văn chính luận và văn xuôi tự sự. - Văn học chữ Nôm phát triển theo xu hướng Việt hóa thơ Đường Luật, thơ lục bát. | - Bình Ngô đại cáo, Quốc Âm thi tập (Nguyễn Trãi); Thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)... |
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX | Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với các nội dung: - Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc. - Cảm thông với những số phận bất hạnh. - Tố cáo phê phán các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người. - Ngợi ca những vẻ đẹp của con người. - Khát vọng tự do, công lí, ước mơ về xã hội công bằng. - Phát hiện và ca ngợi những vẻ đẹp của con người. | - Phát triển mạnh và toàn diện những sáng tác chữ Hán, chữ Nôm về cả thơ và văn xuôi. - Văn học chữ Nôm đạt đỉnh cao cực thịnh ở thời kì này. | - Chinh phụ ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Truyện Kiều (Nguyễn Du); Thơ Nôm Hồ Xuân Hương,... - Nam chiều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái),... |
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX | - Chủ nghĩa yêu nước chống xâm lược mang cảm hứng bi tráng. - Tư tưởng canh tân đất nước trong các bản điều trần. - Phê phán hiện thực xã hội đương thời. | - Thơ chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển. - Xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ theo hướng hiện đại hóa. | - Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương,... - Văn học sáng tác bằng chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của,... |
Câu 3: Một số tác phẩm Văn học trung đại trong chương trình THCS:
- Cảm hứng yêu nước: Sông núi nước Nam, Thiên đô chiếu, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,...
- Cảm hứng nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước,...
- Cảm hứng thế sự: Vào phủ chúa Trịnh, Lục Vân Tiên,...
Câu 4:
- Một số đặc điểm về nghệ thuật của văn học thời trung đại:
+ Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm.
+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
+ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
- Văn học trung đại được tác giả tạo ra nhằm nói chí tải đạo, nói những đạo lí, phẩm chất cần có của con người trong thời đại đó.
Còn văn học hiện đại có điều kiện đi sâu khai thác đời sống riêng tư, thế giới nội tâm của con người.
=> Đây chính là điểm khác biệt giữa những sáng tác văn học trung đại và văn học hiện đại.