Hồi trống cổ thành

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Hồi trống Cổ thành

(Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả La Quán Trung(1330-1400):

- Tên: La Bản, hiệu: Hồ Hải tản nhân.

- Quê: Thái Nguyên (Sơn Tây- Trung Quốc).

- Con người: tính cách cô độc, lẻ loi, thích ngao du.

- Viết nhiều tiểu thuyết dã sử.

2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa:

- Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm:

+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, các truyện kể dân gian (thoại bản), kịch dân gian đế sáng tạo.

+ Đến đời Thanh (1644-1911), Mao Tôn Cương nhuận sắc, chỉnh  lí, viết các lời bình thành 120 hồi lưu truyền đến ngày nay.

- Tóm tắt:(sgk).

- Giá trị: 

+ Có giá trị lịch sử, quân sự.

+ Giá trị nội dung:

. Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại- một giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ

. Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân.

. Tư tưởng ủng Lưu phản Tào.

+ Giá trị nghệ thuật:

. Nghệ thuật kể truyện theo trình tự thời gian (đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử).

.Xây dựng các nhân vật đặc sắc.

. Chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hấp dẫn (hồi trống Cổ Thành, tam cố thảo lư,...)

. Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú.

3. Đoạn trích:

- Vị trí đoạn trích:

+Thuộc hồi 28 của tác phẩm.

+ Có tiêu đề là hai câu thơ: Chém Sái Dương anh em hòa giải - Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên.

-  Tóm tắt đoạn trích:

-Bố cục: 2 phần.

P1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.

P2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.

II. Đọc - hiểu văn bản

      1. Nhân vật Trương Phi:

Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy ; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung

 Tính cách này được thể hiện:

+ Cứ một mực đòi giết Quan Công (phụ nghĩa)

+ Không nghe lời phân trần của mọi người

+ Mắng Quan Công , đưa ra điều kiện thử thách

+ Thẳng tay đánh trống.

Việc Sái Dương xuất hiện: chi tiết sắp đặt => mâu thuẩn lên đến đỉnh điểm, được giải quyết.

- Chi tiết cuối đoạn trích: hỏi tên lính, khóc, lạy Quan Công : thận trọng, khôn ngoan, biết phục thiện, chân thành nhận lỗi.

2. Nhân vật Quan Công:

- Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế "tình ngay lí gian" ; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa.

     - Biểu hiện cụ thể:

 + Hốt hoảng trước cách xử xự của Trương Phi .

 + Nhún mình thanh minh

 + Cầu cứu hai chị dâu

 + Chấp nhận điều kiện minh oan. 

     - Chi tiết chém đầu Sái Dương: cách minh oan anh hùng, minh oan bằng tài nghệ và khí phách.

=> Cửa quan thứ sáu “của quan tình cảm” mà Quan Công phải vượt qua.

3. Âm vang hồi trống Cổ Thành:

- Hồi trống giải nghi với Trương Phi

- Hồi trống minh oan cho Quan Công .

=> Hồi trống thử thách, đoàn tụ, ca ngợi tình nghĩa anh em.

=> Hồi trống ca ngợi đoàn tụ giữa các anh hùng.

=> Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt.

III. Tổng kết

1) Nghệ thuật

- Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.

- Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

2) Ý nghĩa văn bản

Đề cao lòng trung nghĩa.

Khách