Đây là phiên bản do Đức Minh
đóng góp và sửa đổi vào 28 tháng 7 2021 lúc 16:53. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích “Số đỏ”)
Vũ Trọng Phụng
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả.
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), quê Hưng Yên, sống chủ yếu ở Hà Nội.
- Nổi tiếng ở hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Cạm bẫy người….
2. Tác phẩm Số đỏ:
- Tóm tắt: SGK
- Giá trị: phản ánh hiện thực, phê phán xã hội thượng lưu thành thị ở VN trước 1945, đặc biệt là những trào lưu Âu hóa, văn minh rởm đời lố lăng.
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Tuyết vậy”: niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu.
+ Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung:
a. Ý nghĩa nhan đề: nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc:
b. Những niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình và ngoài gia đình khi cụ cố Tổ mất:
* Niềm vui chung cho cả gia đình: “cụ cố tổ chết- cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa”
=> Một gia đình đại bất hiếu.
* Niềm vui của những thành viên trong gia đình:
- Cố Hồng (con trai cả): sướng điên lên vì lần đầu tiên được diễn trò già yếu trước mọi người cụ mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, lụ khụ ho khạc mếu máo “ úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”
→ điển hình cho loại người háo danh.
- Ông Văn Minh (cháu nội ):thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lý thuyết viễn vông nữa
→ Bất hiếu, đầy dã tâm.
- Bà Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo tạo nhất.
→ Thực dụng, thiếu tình người.
- Cô Tuyết: Được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết nhưng đau khổ như kim châm vào lòng “ không thấy bạn giai đâu cả”
→ Hư hỏng, lẳng lơ.
- Cậu Tú Tân: sướng điên người lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến.
→ Niềm vui của con trẻ kém hiểu biết.
- Ông Phán: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị.
→ Là người không có nhân cách, vô liêm sĩ.
- Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn.
* Niềm vui của những người ngoài gia đình:
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:
“đã được ... vỡ nợ”
à đang lúc thất nghiệp lại có được tiền.
+ Bè bạn cụ cố Hồng:
“ngực đầy ... loăn quăn”
à cơ hội để khoe khoang.
+ Hàng phố:
“Đám ma đưa đến ... cố Hồng”
à được xem một đám ma to tát.
=> Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước.
c. Cảnh đám ma gương mẫu.
- Tả bao quát: Khi đi trên đường:
+ Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước.
+ Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu một cách hợm hĩnh.
à Đám ma to như đám rước.
- Tả cận cảnh: Người đi dự: giả dối, bàn đủ thứ chuyện.
- Cảnh hạ huyệt:
- Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa.
- Tiếp theo: Ông Phán thì diễn việc làm ăn với Xuân: “Xuân Tóc Đỏ … gấp tư”
=> Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bât nghĩa của XH TS thượng lưu trước 1945.
2. Đặc sắc nghệ thuật.
- Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.
- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.
- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
3. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là mọt bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mạt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK