Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

HAI CÂY PHONG

Ai – ma – tốp

I. Đọc- tìm hiểu chú thích

a. Tác giả: Ai - ma - tốp (sinh năm 1928), là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.

- Có nhiều tác phẩm nổi tiếng, quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Ông đó từng nhận được giải thưởng Lê Nin.

b. Văn bản

- Là phần đầu truyện ngắn “Người thầy đầu tiên”.

II.Đọc-Tìm hiểu văn bản

1. Tìm hiểu khái quát

- Thể loại: Truyện ngắn

- PTBĐ: Tự sự + MT, BC

- Ngôi kể : ngôi thứ nhất

->việc bộc lộ tình cảm chân thực và sâu sắc.

- Hai mạch kể: tôi và chúng tôi

->Mạch kể của nhân vật “tôi” quan trọng hơn vì tôi “ có mặt trong cả hai mạch kể.

 - Trình tự kể: đan xen, lồng ghép: hiện tại và quá khứ; trưởng thành và niên thiếu; một người và nhiều người.

2. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai cây phong trong cái nhỡn và cảm nhận của n/vật tôi

* Cảm nhận:  luôn hiện ra trước mắt như những ngọn hải đăng đặt trên nói 

-> là biểu tượng, là dấu hiệu của làng và là mốc định hướng cho mọi người trở về làng 

* Hình  ảnh  hai  cây phong :

+ Cách miêu tả: Cô thể, sinh động, từ dáng hình, âm thanh , sự lay động.... của cây bằng một loạt ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, biểu cảm...

=>Hai cây phong đẹp, có đời sống nội tâm phong phú như con người, có  một sức sống vô cùng mãnh liệt - biểu tượng cho vẻ đẹp, phẩm chất sức sống của con người quê hương.

2.Hai cây phong trong kí ức tuổi thơ

*Những kỉ niệm gắn với hai cây phong:

-> Tinh nghịch, hồn nhiên và là những kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên

* Hình ảnh hai cây phong:

      - Nghệ thuật khắc hoạ: kể xen tả, nhân hóa ->Hình ảnh về hai cây phong hết sức sống động như hai con người

->Như là một người bạn lớn vô cùng thân thiết, gắn bó với lũ trẻ

HS tìm trong VB, suy nghĩ thảo luận nhúm và trình bày:

* Cảm nhận của lũ trẻ về thế giới xung quanh khi trốo lên hai cây phong

- Cảm nhận về thế giới xung quanh:

- Thái độ của bọn trẻ trước thế giới mới lạ:

+ Nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim

+ Nộp mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ …..

+ Ngồi nộp trên các cành cây lắng ….

-> Thế giới xung quanh có biết bao nhiêu điều mới lạ mà bọn trẻ chưa hề được biết..

=>Nâng cánh ước mơ, mở rộng tầm mắt, khơi gợi khát khao hiểu biết, khám phá những chân trời mới lạ

Trong mạch kể xen tả, hai cây phong chỉ được phác hoạ đôi ba nét của hội hoạ: từ đường nét, hình khối, màu sắc...lại có cả hàng đàn chim chao đi, chao lại nhưng người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của 2 cây phong khổng lồ. Đặc biệt chất hoạ sĩ càng rõ ràng hơn ở đoạn 2, người đọc hình dung được bức tranh TN bí ẩn đầy quyến rũ, một thế giới đẹp đẽ vô ngần từ cành cây phong nhìn xuống.

Hình ảnh hai cây phong gợi lại những kỉ niệm khó quên về thời niên thiếu tinh nghịch, hồn nhiên, trong sáng, Nhờ hai cây phong cao lớn vững vàng , những chú bé làng Kur-ku-rêu ấy mới được mở rộng tầm nhìn, tầm nhận thức, thổi bựng lên ngọn lửa khát khao hiểu biết về những chân trời xa xôi, mới lạ. Có thể nói, hai cây phong chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong tôi hồn của nhân vật "tôi".

* Cảm xúc và suy tư của nhân vật tôi

     Thầy Đuy-sen là người đã  đem hai cây phong về trồng trên đồi cao cùng cô học trò An-tư-nai. Thầy gửi gắm ở đó ước mơ, hi vọng về những đứa trẻ sau này lớn lên sẽ ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người hữu ích. Vì vậy hai cây phong là nhân chứng hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và người học trò gần 40 năm về trước.

->Khơi gợi tình thầy trò cao đẹp

 - Ý nghĩa: Đây là tâm niệm của người hoạ sĩ khi được gặp lại hai cây phong, được sống lại tuổi thơ mộng mơ, lóng mạn để rồi nhớ tới và biết ơn lớp người đi trước mở đường và gieo trồng những hạt giống, vun xới những mầm xanh, dìu dắt thế hệ trẻ trưởng thành. Đó là tấm lòng nhân hậu biết “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đáng quý, đáng trân trọng.

=>Tình cảm gắn bó tha thiết với hai cây phong chính là  tình yêu Quê hương tha thiết .

 

- Phải biết yêu quê hương từ nhưng gì gắn bó thân thuộc nhất

- Phải rèn luyện lòng biết ơn theo truyền thống của dân tộc: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Học tập nghệ thuật kể xen miêu tả, biểu cảm để câu chuyện sinh động, sâu sắc.

II. Ghi nhớ

1. Nghệ thuật.

- Lựa chọn ngôi kể, người kẻ tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo, sinh động, hấp dẫn

- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ, tâm hồn đầy xúc động của người kể, truyền sự rung cảm đến người đọc

2.Nội dung: Tình yêu Quê hương tha thiết và lòng biết ơn lớp người đi trước mở đường, gieo trồng tương lai hạnh phúc cho đời sau

=>Hai cây phong là biểu tượng tình yêu Quê hương sâu nặng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng ấy

 *Đoạn trích là bài ca về tình yêu Quê hương xứ sở, bài ca về người thấy chân chính                                          

Khách