Đây là phiên bản do Đức Minh
đóng góp và sửa đổi vào 18 tháng 7 2021 lúc 9:41. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 - HỌC KÌ 1
I. Văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết TK XIX: cần chú ý một số vấn đề:
1. Nội dung chính:
- Yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt
- Nhân đạo
2. Nghệ thuật:
a. Tư duy nghệ thuật:
b. Quan niệm thẩm mĩ
c. Bút pháp:
d. Thể loại:
3. Những tác phẩm tiêu biểu
a. Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh ký sự- Lê Hữu Trác): Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực thể hiện ở 2 phương diện:
- Cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa, đầy uy quyền.
- Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u, thiếu sinh khí.
b. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu: Hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng.
II. Văn học VN từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
II.1. Đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá
Hiện đại hoá văn học: Thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập văn học hiện đại thế giới.
Quá trình hiện đại hoá diễn ra qua 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: (từ đầu thế kỉ XX đến 1920)
b. Giai đoạn 2: (Từ 1920 - 1930)
c. Giai đoạn 3: (Từ 1930 - 1945)
2. Văn học hình thành 2 bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng. (vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển)
a. Bộ phận văn học công khai.
- Văn học lãng mạn
- Văn học hiện thực
b. Bộ phận văn học không công khai
3. Văn học phát triển với tốc độ hét sức nhanh chóng
II.2. Chú ý các bài học sau:
1. Hai đứa trẻ - Thạch Lam
* Nội dung:
- Bức tranh phố huyện: thiên nhiên và con người
- Ý nghĩa cảnh chờ tàu
* Nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản đối lập.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật, tâm trạng con người.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
2. Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
(Nằm trong tập “Vang bóng một thời”)
* Nội dung:
- Hình tượng Huấn Cao
+ Tài hoa, nghệ sỹ
+ Thiên lương trong sáng
+ Khí phách hiên ngang
- Hình tượng Viên quản ngục
+ Cảnh ngộ
+ Diễn biến tâm trạng
- Cảnh cho chữ: Cảnh xưa nay chưa từng có
* Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le giữa nhân vật Huấn Cao, Viên quản ngục.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.
3. Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng
Từ tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá. Một trong những thủ pháp quen thuộc là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong 1 sự vật, một con người. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, mỉa mai...đều được sử dụng đan xen linh hoạt...-> phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.
4. Chí Phèo (Nhân vật Chí Phèo)
* Nội dung:
a. Lai lịch và bản chất của Chí.
b. Sau khi đi tù về.
c. Sau khi gặp Thị Nở.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại chặt chẽ, lô gisch.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1. Thực hành về thành ngữ điển cố
a. Khái niệm thành ngữ, điển cố:
- Thành ngữ là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hoá về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nghĩa của thành ngữ thường khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao.
- Điển cố là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản quá khứ hoặc xảy ra trong cuộc sống quá khứ. Điển cố không có tính cố định mà có thể là những từ, cụm từ. Điển cố có nghĩa hàm súc, khái quát cao.
b. Luyện tập: Làm các bài tập trong SGK trang 66, 67.
2. Bản tin
a. Thế nào là bản tin
b. Mục đích yêu cầu cơ bản của bản tin.
c. Cách viết bản tin
d. Luyện tập: tập viết bản tin và làm các bài tập trong SGK trang 163, 178, 179.
B. CẤU TRÚC ĐỀ
- Phần Đọc hiểu (3 điểm)
* Lưu ý: Khi ôn tập cần tập trung vào các nội dung sau: Yêu cầu phải nắm được nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản, phong cách ngôn ngữ của văn bản; Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc; Xác định thành ngữ, điển cố và giá trị của chúng; Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng...
- Phần Làm văn (7 điểm)
+ Nội dung ra đề: kiến thức của các bài đọc văn đã được học.
+ Dạng đề: Nghị luận văn học, nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC ĐỀ MẪU PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM):
ĐỀ 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn." (Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)
Câu hỏi:
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b. Nêu nội dung của đoạn văn?
c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?
d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.
ĐÁP ÁN
Câu a. | Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính. |
Câu b. | Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên. |
Câu c. | - Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn: |
Câu d. | Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn: Ngôn ngữ trong văn Thạch Lam giàu hình ảnh, giàu chất thơ, giọng văn nhẹ nhàng mà thấm thía, đậm chất trữ tình. |
ĐỀ 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
(Chiều xuân – Anh Thơ )
a, Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
b, Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì? ( 0.5 điểm)
c, Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ? ( 0.5 điểm)
d, Anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả qua đoạn thơ trên? ( 0.5 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu a. | Đoạn thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt: miêu tả |
Câu | Bức tranh chiều xuân hiện lên có những đặc điểm là: |
Câu c. | - Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò- biếng lười- mặc”, “ quán tranh- đứng im lìm” |
Câu | - Tâm hồn của tác giả trong đoạn thơ: |
ĐỀ 3:
Đoc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:
“…Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả. con đường thăm thẳm
ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hang nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe…”
(Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam)
1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Nội dung miêu tả của đoạn văn là gì?
3. Xác định thủ pháp nghệ thuật chính trong đoạn văn? Nêu tác dụng của thủ pháp đó.
4. Phân tích ngắn gọn hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ trong vế câu “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”
ĐÁP ÁN
Đoc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: |
|
Câu 1. | Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. |
Câu 2. | Đoạn văn miêu tả khung cảnh và cuộc sống con người phố huyện khi đêm xuống. |
Câu 3. | Thủ pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn là thử pháp đối lập giữa ánh sáng và bóng tối và biện pháp liệt kê. |
Câu 4. | Hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ trong vế câu “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”: Cách nói đảo ngữ và các từ "thưa thớt" "hột sáng" "lọt" gợi tả thứ ánh sáng leo lét, yếu ớt, như những kiếp người phố huyện bé nhỏ, vật vờ trong cái màn đêm mênh mông của xã hội cũ |
ĐỀ 4:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu phía dưới:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 144)
Trả lời các câu hỏi:
a. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0,25 điểm)
b. Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc? (0,5 điểm)
c. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)
d. Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản. (0,5 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1. | Đọc hiểu một đoạn văn: |
Câu a. | Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn Thi |
Câu b. | - Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân – một nhân tố quan trọng trong tư tưởng và |
Câu c. | - Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn thể, |
Câu d. | Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ tình của |