Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHOÁN VỊ GEN
1. Thí nghiệm
- Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
Pt/c : ♀ Ruồi thân xám, cánh dài ´ ♂ Ruồi thân đen, cánh ngắn
F1 : 100% Ruồi thân xám, cánh dài
- Dùng phép lai phân tích để kiểm tra cấu trúc di truyền của ruồi ♀F1
Ruồi ♀ F1 thân xám, cánh dài ´ Ruồi ♂ thân đen, cánh ngắn
FB: 965 ruồi thân xám, cánh dài: 944 ruồi thân đen, cánh ngắn: 206 ruồi thân xám, cánh ngắn, 185 ruồi thân đen, cánh dài.
2. Giải thích
- Từ kết quả phép lai:
+ không cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 1:1:1:1 theo như quy luật phân ly độclập.
+ Morgan cho rằng: trong quá trình tạo giao tử của phép lai phân tích:
Ruồi ♂ thân đen, cánh ngắn (\(\frac{bv}{bv}\)) ® cho một loại giao tử bv
Ruồi ♀ F1 thân xám, cánh dài (\(\frac{BV}{bv}\)) ® cho 4 loại giao tử không bằng nhau
Giao tử BV=bv = 41,5%, giao tử Bv=bV=8,5%
Vì trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở ruồi ♀ 2 gen B và V cũng như b và v liên kết không hoàn toàn, đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen giữa gen B và gen b làm xuất hiện thêm 2 loại giao tử Bv và bV, dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
- Sơ đồ lai:
Pt/c : ♀ Ruồi thân xám, cánh dài \(\frac{BV}{BV}\) ´ ♂ Ruồi thân đen, cánh ngắn \(\frac{bv}{bv}\)
GP: BV bv
F1 : \(\frac{BV}{bv}\) 100% Ruồi thân xám, cánh dài
Ruồi ♂ F1 thân xám, cánh dài \(\frac{BV}{bv}\) ´ Ruồi ♀ thân đen, cánh ngắn \(\frac{bv}{bv}\)
GF1: BV = bv = 41,5%; Bv = bV = 8,5%. bv
FB: 41,5% \(\frac{BV}{bv}\) thân xám, cánh dài: 41,5% \(\frac{bv}{bv}\) thân đen, cánh ngắn
8,5% \(\frac{Bv}{bv}\) thân xám, cánh ngắn: 8,5% \(\frac{bV}{bv}\) thân đen, cánh dài
1. Cơ sở tế bào học
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở cơ thể ♀, ở một số tế bào có hieejnt]jng tiếp hợp và trao đổi chéo ở từng đoạn tương ứng giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu của giảm phân I, tạo ra 4 loại giao tử:
+ 2 loại giao tử liên kết có tỷ lệ bằng nhau và lớn hơn. BV = bv = 41,5%;
+ 2 loại giao tử hoán vị có tỷ lệ bằng nhau và nhỏ hơn Bv = bV = 8,5%.
- Hiện tượng đổi vị trí gen như vậy gọi là hiện tượng hoán vị gen.
- Đặc điểm của hoán vị gen:
+ Hiện tượng trao đổi chéo chỉ diễn ra giữa 2 cromatit không chị em của cặp NST tương đồng.
+ Các gen càng cách xa trên NST thì càng dễ trao đổi chéo.
+ Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở giới đực, hoặc giới cái hoặc ở cả hai giới tùy thuộc loài sinh vật.
+ Hoán vị gen không có ý nghĩa nếu cơ thể chỉ có các cặp gen đồng hợp hoặc chỉ có một cặp gen dị hợp.
+ Hoán vị gen là hiện tượng bình thường nhưng ít phổ biến hơn liên kết gen.
2. Tần số hoán vị gen
Tỷ lệ các loại giao tử mang hoán vị gen phản ánh tần số hoán vị gen
- Tần số hoán vị gen được tính tổng tỷ lệ % các giao tử mang gen hoán vị.
- Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên cùng một NST. Khoảng cách giữa 2 gen càng lớn thì tần số hoán vị gen càng lớn.
- Tần số hoán vị gen dao động từ 0-50% và không bao giờ vượt quá 50%.
- Để xác định tần số hoán vị gen người ta thường dùng phép lai phân tích, tần số hoán vị gen bằn tỷ lệ % số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp.
- Tần số hoán vị gen ở giới đực và giới cái của cùng một loài có thể khác nhau. Ở ruồi giấm chỉ có con cái mới có hoán vị gen.
3. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen
- Hoán vị gen tạo ra các giao tử mang các tổ hợp gen mới nên quá trình thụ tinh đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp ® tạo nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
- Nhờ có hoán vị gen mà các gen quý trên các NST khác nhau có cơ hội tổ hợp lại, hình thành những tổ hợp gen mới ® rất có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
- Việc xác định tần số hoán vị gen sẽ giúp xác định trình tự và khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST trong việc thiết lập bản đồ di truyền.
4. Bản đồ di truyền
- Bản đồ di truyền (bản đồ gen) là sơ đồ phân bố các gen trên các NST của một loài.
- Khi lập bản đồ di truyền phải xác định số nhóm gen liên kết, trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trong nhóm gen liên kết.
- Khoảng cách giữa các gen được đo bằng tần số hoán vị gen. Đơn vị đo khoảng cách là centiMorgan (cM). 1 cM= 1% tần số hoán vị gen.
- Bản đồ di truyền không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học mà còn giúp các nhà tạo giống giảm bớt thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm, do đó rút ngắn được thời gian tọa giống.