Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Câu 1:

a. Đăm Săn khiêu chiến với Mtao Mxây nhưng hắn còn bỡn cợt và do dự, không dám xuống giao chiến.

b. Diễn biến trận chiến:

 Mtao MxâyĐăm Săn
Hiệp 1: Màn múa khiên của Mtao Mxây- Múa khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô.
- Khoe khoang mình học bác, học cậu, học thần rồng.
- Ngạo mạn: Ta là tướng quen đánh trăm trận, quen giày xéo đất đai thiên hạ.
- Đứng yên không nhúc nhích.
- Thái độ khinh bỉ khi mỏi: Miếng múa ấy ngươi học ai?
- Khiêm tốn: ta tự học.
Hiệp 2: Đăm Săn rung khiên múa- Chạy bước thấp bước cao hết bãi tây sang bãi đông.- Rung khiên múa, đẹp mắt, dũng cảm. "Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi chanh. ... phía tây".
Hiệp 3: Đăm Săn được phù trợ- Yêu cầu Hơ Nhị ném cho mình miếng trầu để tăng sức mạnh.
- Nhưng không bắt trúng.

- Bắt được miếng trầu, sức mạnh tăng lên gấp bội.

- Rung khiên múa. Vung giáo ném trúng đối phương trúng nhưng không thủng.
- Chàng được ông trời mách nước cho cách giết chết Mtao Mxây đó là ném cái chày mòn vào vành tai hắn.

Hiệp 4: Trận chiến kết thúc- Rơi giáp sắt -> bỏ chạy -> cầu xin tha mạng.

- Đăm Săn bừng tỉnh và làm theo. Đuổi và truy sát đến cùng (phá nát chuồng lợn, chuồng trâu)
- Kết tội và xử tội Mtao Mxây.

=> Mtao Mxây: Kém cỏi, hèn yếu và tiêu biểu cho lực lượng gây chiến, cái ác, sự phi nghĩa.

=> Đăm Săn: Dũng mãnh, tài năng, quyết đoán, khiêm tốn. Đại diện cho phe chính nghĩa.

Câu 2:

- Câu nói của dân làng:

+ "Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai!".

+ "Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi đã không còn nữa!..."

- Hành động của dân làng: Cùng Đăm Săn trở về và sát nhập vào buôn làng của Đăm Săn: "Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối...."

=> Dân làng đều phục và đi theo vị tù trưởng mạnh hơn. Điều đó chứng tỏ họ ước mơ được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh. Họ mong muốn có người lãnh đạo dũng cảm và tài ba như Đăm Săn.

=> Chứng tỏ cộng đồng người Ê-đê rất ủng hộ cuộc chiến của người anh hùng để đòi lại danh dự và xây dựng cộng đồng lớn mạnh.

Câu 3:

- Đoạn cuối chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với nghi thức cúng thần, bái tổ tiên, cầu sức khỏe và bình an và cầu năm mới.

- Chi tiết miêu tả cảnh ăn mừng:

+ Đông nghịt khách.

+ Đồ ăn được bày ra linh đình.

+ Tiệc mừng kéo dài suốt mùa khô.

- Việc tổ chức long trọng tiệc mừng cũng là cách để khẳng định sự giàu có, thị uy sức mạnh của cộng đồng làng Đăm Săn. 

=> Chiến công và danh tiếng của vị anh hùng vang khắp núi, khiến ai ai cũng ngưỡng mộ. 

=> Cách lựa chọn các chi tiết trên thể hiện sự ngợi ca của cộng đồng đối với tâm vóc và xứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những người ưu tú của thời đại như vậy mới có đủ sức đúng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau để tạo nên cộng đồng lớn mạnh và giàu có.

Câu 4:

- Tác giả sử thi sử dụng nhiều những câu so sánh kiểu tương đồng hoặc so sánh kiểu tăng cấp:

+ So sánh tương đồng: "Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc".

+ So sánh tăng cấp: Đoạn miêu tả Đăm Săn múa khiên.

+ So sánh tương phản: khắc họa sự đối lập trong cảnh Đăm Săn và Mtao Mxây múa khiên.

- Các hình ảnh, sự việc so sánh đều nhằm khắc họa người anh hùng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ. Đây là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của sử thi khi cần khắc họa hình tượng người anh hùng.

Khách