Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 4 2021 lúc 19:32. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCẢNH NGÀY HÈ
- Nguyễn Trãi –
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh – Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
- Ông là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến.
- Ông cũng là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới (năm 1980, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận), có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc.
2. Tập thơ “Quốc âm thi tập”
- Gồm 254 bài thơ, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn à NT là một trong những người đặt nền móng cho thơ tiếng Việt
- Về nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người NT
- Về nghệ thuật: sáng tạo thể thơ thất ngôn Đường luật xen lục ngôn
- “Quốc âm thi tập” được chia làm 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú.
3. Bài thơ
a. Xuất xứ: “Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 trong mục “Bảo kính cảnh giới” (gồm 61 bài thuộc phần “Vô đề” của “Quốc âm thi tập”.
b. Hoàn cảnh sáng tác: khoảng những năm 1438-1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.
c. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật xen lục ngôn.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – tìm bố cục: 3 phần
Câu 1: Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả
Câu 2-6: Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống
Câu 7-8: Niềm tha thiết với đời
2. Tìm hểu văn bản
a. Câu 1: Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả
- Từ “rồi” (rỗi rãi) được đặt ở đầu câu à thời gian nhàn rỗi khi NT về ở ẩn tại Côn Sơn.
- Nhịp thơ 1/2/3 + cụm từ “thuở ngày trường”: gợi bước đi chậm rãi của thời gian và tâm hồn thư thái, thanh thản với khí trời mát mẻ, trong xanh.
à Câu thơ thứ nhất gợi hình ảnh một Nguyễn Trãi với tâm trạng thư thái, an nhàn, tìm đến thiên nhiên, cuộc sống. Tác giả như đang mở rộng tâm hồn đón nhận vẻ đẹp mà tạo hoá đã ban tặng. Tuy nhiên, là một con người nhàn thân nhưng không nhàn tâm cho nên nỗi lo đời vẫn thấp thoáng trong tâm hồn ông.
b. Câu 2-6: Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống
Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống nhân dân trong ngày hè được miêu tả với sự kết hợp bởi nhiều yếu tố
- Màu sắc: xanh của lá hoè, đỏ của hoa lựu, hồng của hoa sen, thêm vào ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên cảnh vật à gam màu sáng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên sinh động, hài hoà về màu sắc
- Hình ảnh, hương thơm:
+ Cây hoè với tán lá xanh mướt, giương rộng, rợp mát cả một khoảng sân; cây lựu ngoài hiên đang phun trào sắc đỏ; sen hồng trong ao đang toả ngát mùi hương được gợi nên bởi nghệ thuật tả cảnh độc đáo và việc kết hợp các động từ “đùn đùn” (màu xanh của lá hoè dồn dập tuôn ra), “giương” (tán lá hoè giương rộng ra), “phun” (những hoa lựu nở rộ như đang phun trào sắc đỏ), “tiễn” (ngát) à tất cả vẽ nên bức tranh thiên nhiên ngày hè với những hình ảnh tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng rất ấn tượng, chứa đựng sức sống căng tràn trong một không gian thanh khiết.
+ Ngoài ra, cách ngắt nhịp ¾ và nghệ thuật đối trong hai câu thơ “Thạch lựu…mùi hương” còn làm nổi bật hình ảnh các loài hoa đặc trưng của ngày hè như sen, lựu. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du từng viết:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”
Hay:
“Sen tàn cúc lại nở hoa”
- Âm thanh: nghệ thuật sử dụng từ láy và đảo ngữ à gây ấn tượng, bật nổi những âm thanh quen thuộc
+ Âm thanh “lao xao” của “chợ cá” rất quen thuộc, gợi sự tấp nập, náo nhiệt mà bình dị của cuộc sống thường ngày. Nó còn giúp người đọc liên tưởng đến hoàn cảnh sung túc của người dân, khác hẳn với dáng vẻ mờ nhạt của hình ảnh con người trong thơ bà huyện Thanh Quan:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
+ Âm thanh “Dắng dỏi” (inh ỏi) của tiếng ve như một khúc nhạc rộn rã ngân dài à làm nổi bật âm thanh đặc trưng của mùa hè
à Đoạn thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống bình dị, quen thuộc nhưng rất đổi sinh động, tạo ấn tượng bởi một sức sống căng tràn, bởi sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc, âm thanh với hương thơm, giữa con người và cảnh vật, giữa chất hoạ và chất nhạc. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mãnh liệt thiết tha của một nghệ sĩ lớn. Chính tình yêu đó đã giúp nhà thơ có sự giao cảm mạnh mẽ mà tinh tế đối với cảnh vật. Ông đã hoà mình vào thiên nhiên, đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên không chỉ bằng thị giác, khứu giác, thính giác mà còn có cả sự liên tưởng.
c. Niềm tha thiết với đời
- Cụm từ “dẽ có” (lẽ ra nên có) và điển tích “Ngu cầm” (đàn của vua Ngu Thuấn) thể hiện tấm lòng “ái quốc ưu dân” của tác giả. Ông khao khát có được cây đàn của vua Ngu Thuấn, dạo khúc Nam phong để thiên hạ được thái bình.
- Tác phẩm mở đầu và kết thúc bằng câu thơ lục ngôn (có thể ngắt nhịp giống nhau 1/2/3), dồn nén cảm xúc cả bài thơ. Nếu câu thơ thứ nhất bắt đầu bằng từ “rồi” thì câu thơ cuối lại là từ “dân”, điều đó càng thể hiện tấm lòng của ông đối với dân với nước. Ông luôn hướng về dân, mong muốn cho nhân dân khắp nơi nơi được ấm no, hạnh phúc. Đây là một nỗi niềm canh cánh không bao giờ nguôi, trong bài thơ Thuật hứng (bài 2), tác giả viết:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”
à Đó là khát vọng của một con người có trái tim lớn.
è Qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè, ta thấy được tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân tha thiết, sâu nặng.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung (SGK)
2. Nghệ thuật:
- Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, dồn nén cảm xúc của cả bài thơ và tương ứng với câu thơ mở đầu.
- Hình ảnh thơ bình dị, tự nhiên mà ấn tượng, cảnh, tình được kết hợp hài hoà đúng với bút pháp tả cảnh ngụ tình trong thơ trung đại
- Ngôn từ giản dị mà tinh tế, có sự đan xen từ thuần Việt, Hán Việt và điển tích
- Tác giả đã huy động tài tình các cơ quan cảm giác, các động từ, tính từ chỉ màu sắc để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.
- Kết hợp hài hoà chất hoạ và chất nhạc để tạo nên một khung cảnh sinh động, đầy sức sống.