Bài 7 : Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

CHƯƠNG 4.  ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN 

I. Xã hội cổ đại Ấn Độ (đọc thêm)

II. Sự hình thành, phát triển quốc gia phong kiến Ấn Độ. 

1. Vương triều Gúp-ta. 

- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất 

- Nổi bật vương triều Gúp-ta (319- 467), Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ.

- Thế kỉ VII: Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẻ, phân tán.

2. Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn

a. Vương triều Hồi giáo Đê-li

*  Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.

- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li.

* Chính sách thống trị: 

- Chính trị: tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

- Về tôn giáo, truyền bá, áp đặt Hồi giáo; thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo: thuế ngoại đạo được áp dụng cho những người không theo Hồi Giáo. 

- Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.

- Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.

* Vị trí của vương triều Đê-li:

+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông -Tây.

+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

b. Vương triều Mô-gôn

* Sự thành lập. 

- Năm 1398 thủ lĩnh – vị vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra vương triều Mô-gôn.

* Chính sách

- Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước vào thời kì  phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605). Các chính sách của vua A-cơ- ba: Chính trị, Kinh tế, văn hóa

-  Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.

- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).

* Vị trí: Làm cho xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. 

==> Đỉnh cao của chế độ phong kiến.

III. Văn hoá truyền thống Ấn Độ

1. Văn hoá truyền thống Ấn Độ. 

a. Tôn giáo

+ Đạo phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. 

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ nhiều vị thần, trong đó có: bộ ba Bra-ma  (thần Sáng tạo), Si-va (Thần  Huỷ diệt), Vi-snu (thần Bảo hộ), In-dra (thần Sấm sét). 

b. Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Sanskrit; chữ Pa-li dùng để viết kinh Phật

c. Văn học: 

- Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển

- Tiêu biểu bộ Sử thi nổi tiếng: Mahabharata, Ramayana, đây là hai cuốn Sử thi tiếng Phạn.

d. Kiến trúc- điêu khắc

- Xây dựng các công trình kiến trúc phật giáo phát triển (chùa Hang), công trình kiến trúc Hin-đu giáo thờ thần (đền bằng đá) 

- Nghệ thuật điêu khắc tạc tượng Phật. tượng Thần. 

* Ngoài những giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá Ấn Độ được làm phong phú hơn nhờ Hồi giáo được truyền đến Trung Á, thờ duy nhất thánh Ala, kinh duy nhất là kinh Coran.

 Một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo (kinh đô Đê-li) được xây dựng. 

    Tóm lại văn hóa truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm cho văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị vĩnh cửu.

- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật, đạo Hin-đu).

2. Ảnh hưởng của văn hoá truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài. 

a. Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất nhất đến khu vực Đông Nam Á. 

Những yếu tố văn hoá ảnh hưởng: tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, văn học.

Khách